Việc sang tên sổ đỏ đối khi làm chuyển nhượng, tặng cho thừa kế quyền sử dụng đất là bắt buộc. Đây là nghĩa vụ bắt buộc nên nếu không thực hiện hoặc thực hiện chậm thì người sử dụng đất có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
Mục lục bài viết
1.Quy định của pháp luật về vấn đề sang tên sổ đỏ:
1.1 Sang tên sổ đỏ là gì:
Sổ đỏ là từ ngữ mà người dân thường hay gọi còn cái tên chính xác theo thuật ngữ luật học đó là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tương tự như vậy, sang tên sổ đỏ cũng là một tên gọi khác của thủ tục đăng ký biến động đất đai khi thực hiện một trong các hoạt động như chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất.
1.2 Các nghĩa vụ khi thực hiện các giao dịch liên quan đến đất đai của người sử dụng đất:
Như chúng ta đã biết khi thực hiện các giao dịch chuyển nhượng, tặng cho hay thừa kế quyền sử dụng đất sẽ luôn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên. Theo đó thì có thể hiểu rằng quyền sử dụng đất sẽ được chuyển từ người này sang người kia; các bên cần đăng ký với Văn phòng đăng ký đất đai để cập nhật thông tin.
Liên quan đến vấn đề xác định nghĩa vụ khi thực hiện các giao dịch chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất của người sử dụng đất thì ta căn cư theo quy định của
Tóm lại, việc sang tên sổ đỏ đối khi làm chuyển nhượng, tặng cho thừa kế quyền sử dụng đất là bắt buộc. Ngoài ra, người sử dụng đất khi làm thủ tục sang tên sổ đỏ còn phải thực hiện một số nghĩa vụ như nộp thuế thu nhập cá nhân; lệ phí trước bạ. Đây là những nghĩa vụ bắt buộc nên nếu không thực hiện hoặc thực hiện chậm thì người sử dụng đất có thể bị xử phạt vi phạm hành chính.
2. Công chứng quá 30 ngày không sang tên phạt bao nhiêu?
Liên quan đến việc chậm sang tên sổ đỏ bị phạt ra sao thì trước hết ta cần tìm hiểu các quy định của pháp luật về việc xác định thời hạn sang tên sổ đỏ. Theo đó ta căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 95 Luật đất đai 2013, theo quy định này thì ta có thể xác định như sau người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày có biến động,; trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất thì thời hạn đăng ký biến động được tính từ ngày phân chia xong quyền sử dụng đất là di sản thừa kế
Như vậy, có thể hiểu rằng sau khi kí hợp đồng mua bán, trong thời hạn không quá 30 ngày, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ.
Vậy, trường hợp không thực hiện theo đúng quy định làm thủ tục sang tên sổ đỏ thì người sử dụng đất sẽ bị xử phạt như thế nào. Ta căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP. Từ quy định này có thể xác định nếu không làm thủ tục sang tên sổ đỏ trong thời hạn 30 ngày thì bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo các mức như sau:
Đối với các trường hợp đăng ký lần đầu ở nông thôn nếu quá thời hạn 30 ngày mà không làm thủ tục sang tên sổ đỏ thì:
– Trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng;
– Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày Nghị định 91/2019/NĐ-CP có hiệu lực mà không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng;
Đối với đăng ký biến động đối với trường hợp đã có Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi tại khu vực nông thôn nếu quá thời hạn 30 ngày mà không làm thủ tục sang tên sổ đỏ thì:
– Trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
– Quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Đối với việc không thực hiện đăng ký đất đai lần đầu, không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định về đăng ký ở nông thôn
3. Thủ tục sang tên Sổ đỏ khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất:
Bước 1: Chuẩn bị soạn thảo hợp đồng và công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho
Khi thực hiện việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất thì bạn cần chuyển bị các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Phiếu yêu cầu công chứng;
– Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng;
– Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu;
– Sổ hộ khẩu;
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.
Bước 2: Nộp hồ sơ công chứng hợp đồng
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ như đã nêu trên thì bạn có thể nộp hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng tại các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh nơi có đất.
Công chứng viên khi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ của người yêu cầu công chứng. Nếu hồ sơ hợp lệ thì Công chứng viên sẽ hướng dẫn các bên ký. Trường hợp văn bản không đạt yêu cầu, công chứng viên sẽ bổ sung, sửa đổi. Khi đạt yêu cầu, công chứng viên sẽ hẹn thời gian ký văn bản.
Công chứng viên giải thích quyền, nghĩa vụ và hậu quả pháp lý của các bên tham gia giao kết hợp đồng tặng cho.Nếu người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng, Công chứng viên kiểm tra năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng và hướng dẫn các bên tham gia Hợp đồng ký, điểm chỉ vào các bản Hợp đồng trước mặt Công chứng viên.
Cuối cùng là công chứng viên ghi lời chứng và ký nhận vào Hợp đồng. Chuyển hồ sơ cho bộ phận văn thư đóng dấu, lấy số công chứng, thu phí, thù lao công chứng, chi phí khác theo quy định, trả hồ sơ và lưu trữ hồ sơ công chứng.
Bước 3: Thực hiện việc khai nghĩa vụ tài chính và nộp thuế, lệ phí
Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ sang tên Sổ đỏ
Để làm thủ tục sang tên sổ đỏ bạn cần chuyển bị các giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
– Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất đã công chứng hoặc chứng thực;
– Giấy chứng nhận đã cấp;
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân;
– Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế (nếu có);
– Tờ khai lệ phí trước bạ.
Bước 5: Nộp hồ sơ sang tên Sổ đỏ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ sang tên sổ đỏ như đã nêu ở trên thì bạn có thể nộp hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đai hoặc nộp tại ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất nếu có nhu cầu.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh cấp huyện sẽ gửi thông tin sang cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính.
Cho đến khi nhận được thông báo nộp tiền thuế, lệ phí bạn liên hệ với có quan có thẩm quyền để nộp theo thông báo.
Khi đã hoàn tất nghĩa vụ về thuế thì văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thông tin chuyển nhượng, tặng cho vào Giấy chứng nhận và trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.
Về thời hạn giải quyết thủ tục sang tên sổ đỏ: Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
Các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời hạn giải quyết là không quá 20 ngày.
Thời gian này không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.
Về chi phí sang tên Sổ đỏ:
Khi làm thủ tục sang tên sổ đỏ thì bạn sẽ phải nộp các loại thuế phí như là: Thuế thu nhập cá nhân = Giá chuyển nhượng x Thuế suất 2%;
Lệ phí trước bạ = 0,5% x Giá đất x Diện tích; Phí thẩm định hồ sơ khi sang tên hồ sơ do UBND cấp tỉnh quy định nên mức thu giữa các tỉnh, thành khác nhau.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật đất đai 2013;
– Nghị định 91/2019/NĐ-CP nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.