Khi thực hiện việc tặng cho quyền sử dụng đất thì thủ tục cần thực hiện chính là công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất. Vậy, thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được thực hiện như thế nào? Cần lưu ý gì khi công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất?
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 385
Căn cứ theo quy định tại Điều 457 Bộ luật Dân sự năm 2015, Hợp đồng tặng cho tài sản thì việc tặng cho quyền sử dụng đất được hiểu sự thỏa thuận của các bên, bên tặng cho tài sản thực hiện giao tài sản của mình và chuyển quyền sử dụng cho bên được tặng cho mà và chủ thể tặng cho không có yêu cầu về đền bù. Đồng thời, bên được tặng cho đồng ý nhận tài sản này.
Trên thực tế, việc tặng cho quyền sử đất thông thường là bố mẹ, ông bà, anh, chị, em tặng cho đất cho con cái hoặc trường hợp người có đất đai tặng cho đất của mình cho người khác không phải là bố mẹ, ông bà tặng cho đất cho con,…)
Căn cứ theo quy định tại Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 thì Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được phải được chứng thực hoặc công chứng.
Nội dung hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất không trái với quy định của pháp luật về thời hạn sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đồng thời, phù hợp với các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định.
Thực tế, đã phát sinh nhiều tranh chấp liên quan đến tặng cho đất đai mà không thực hiện sang tên hoặc công chứng, chứng thực do đó việc đảm bảo thực hiện đúng thủ tục, quy định của pháp luật để đảm bảo tốt nhất quyền, lợi ích của quý khách hàng.
2. Thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất:
Luật Dương Gia gửi đến quý bạn đọc thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Quý bạn đọc chuẩn bị 01 bộ hồ sơ nêu tại Mục 3. của bài viết.
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ
Quý bạn đọc, Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng tại văn phòng công chứng tư hoặc phòng công chứng nhà nước có trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà đất được tặng cho.
Bước 3: Văn phòng công chứng tư hoặc phòng công chứng nhà nước có trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiến hành tiếp nhận hồ sơ
Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng theo quy định của pháp luật. Theo đó:
– Đối với các trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ thì công chứng viên thực hiện việc yêu cầu bổ sung.
– Đối với các trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên tiến hành thụ lý đồng thời ghi vào sổ công chứng
Công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc làm theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, theo quy định công chứng viên sẽ tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định đối với các trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng đối với các trường hợp có sự nghi ngờ đối tượng của hợp đồng là không có thật hoặc các hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng có dấu hiệu có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự, bị cưỡng ép, đe dọa của người yêu cầu công chứng
Bước 4: Tiến hành thực hiện công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật
– Đối với các trường hợp hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất công chứng viên soạn thảo theo yêu cầu thì quý bạn đọc/người yêu cầu công chứng yêu cầu công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe hoặc tự đọc lại dự thảo hợp đồng.
Tiến hành việc ký vào từng trang của hợp đồng đối với các trường hợp quý bạn đọc/người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng. Theo đó, công chứng viên tiến hành việc ghi lời chứng và ký vào từng trang của hợp đồng.
– Đối với các trường hợp các bên có hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đã được soạn thảo trước thì công chứng viên sẽ theo tiến hành kiểm tra dự thảo hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
Trong trường hợp mà nếu trong dự thảo hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất đai không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên theo quy định có trách nhiệm phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Công chứng viên có quyền từ chối công chứng đối với các trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa.
3. Hồ sơ thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất:
Căn cứ theo quy định tại Điều 40
(1) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin sau đây:
– Họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng;
– Các nội dung cần công chứng;
– Danh mục giấy tờ gửi kèm theo;
– Tên của tổ chức hành nghề công chứng;
– Họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng;
– Thời điểm tiếp nhận hồ sơ thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất;
(2) Bản sao CCCD/Hộ chiếu của người yêu cầu công chứng;
(3) Đối với trường hợp tự soạn thảo thì cần cung cấp thêm hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất;
(4) Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở;
(5) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
Quý bạn đọc cần lưu ý rằng, Bản sao nêu trên là bản in, bản chụp, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung chính xác, đầy đủ như bản chính và không phải có chứng thực.
Ngoài ra, khi quý bạn đọc, người yêu cầu công chứng khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
4. Thời hạn, lệ phí công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất:
Thứ nhất, về thời hạn công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất mà có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Thứ hai, căn cứ theo điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, mức phí công chứng hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được tính trên giá trị quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:
STT | Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch | Mức thu (Đồng/trường hợp) |
1 | Trên 100 tỷ đồng | 32.2 triệu đồng + 0.02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp). |
2 | Từ trên 10 – 100 tỷ đồng | 5.2 triệu đồng + 0.03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng. |
3 | Từ trên 05 – 10 tỷ đồng | 3.2 triệu đồng + 0.04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng. |
4 | Từ trên 03 – 05 tỷ đồng | 2.2 triệu đồng + 0.05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng. |
5 | Từ 01 – 03 tỷ đồng | 01 triệu đồng + 0.06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng. |
6 | Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ | 0.1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch |
7 | Từ 50 – 100 triệu đồng | 100.000 đồng |
8 | Dưới 50 triệu đồng | 50.000 đồng |
Các văn bản được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Công chứng năm 2014;
– Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành