Công chức xã chi trả trợ cấp sai có bị buộc thôi việc không? Khi nào công chức bị áp dụng hình thức kỉ luật buộc thôi việc?
Công chức xã chi trả trợ cấp sai có bị buộc thôi việc không? Khi nào công chức bị áp dụng hình thức kỉ luật buộc thôi việc?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là cán bộ chính sách xã trong quá trình làm việc đối tượng bảo trợ xã hội chết nhưng không nắm bắt kịp thời, cắt lệch mất 1 tháng thì mức phạt nặng nhất là gì? Liệu có bị buộc thôi việc không? Số tiền đó gia đình đối tượng lấy và gia đình cũng khai ngày chết của đối tượng chết trùng với ngày tôi báo chết đề làm giấy chứng tử. Vậy giờ có đơn kiện liệu tôi có bị sao không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 34/2011/NĐ-CP có quy định các hành vi bị xử lý kỷ luật như sau:
Điều 3. Các hành vi bị xử lý kỷ luật
1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ; những việc công chức không được làm quy định tại Luật Cán bộ, công chức.
2. Vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật.
3. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 8. Các hình thức kỷ luật
1. Áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Buộc thôi việc.
2. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
>>> Luật sư tư vấn pháp
Theo đó, hình thức kỷ luật buộc thôi việc được quy định cụ thể tại Điều 14 Nghị định 34/2011/NĐ-CP như sau:
Điều 14. Buộc thôi việc
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây:
1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo;
2. Sử dụng giấy tờ không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
3. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;
4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần liên tiếp;
5. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ
luật lao động ; phòng, chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.
Theo thông tin bạn trình bày trong quá trình làm việc đối tượng bảo trợ xã hội chết nhưng do bạn không nắm bắt kịp thời, cắt lệch mất một tháng, số tiền cắt lệch gia đình đối tượng hưởng và gia đình cũng khai ngày chết của đối tượng chết trùng với ngày bạn báo chết đề làm giấy chứng tử. Trường hợp của bạn thuộc Khoản 3 Điều 3 Nghị định 34/2011/NĐ-CP và bị xử lý kỷ luật. Việc bạn có bị buộc thôi việc hay không sẽ xem xét trên cơ sở mức độ hành vi vi phạm của bạn, và Chủ tịch Ủy ban nhân dân sẽ ra quyết định cuối cùng.