Bên cạnh chế độ nghỉ có lương, thì công chức và viên chức cũng có nhu cầu được xin nghỉ không lương như những người lao động khác. Vậy câu hỏi đặt ra: Công chức và viên chức có được xin nghỉ không lương hay không?
Mục lục bài viết
1. Công chức, viên chức có được xin nghỉ không lương không?
Pháp luật hiện nay có quy định về chế độ nghỉ không lương đối với người lao động. Đối với các chủ thể được xác định là công chức và viên chức, cũng đặt ra nhu cầu nghỉ không lương. Vậy câu hỏi đặt ra: Liệu rằng công chức và viên chức có được xin nghỉ không lương hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về lao động và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Thứ nhất, đối với công chức: Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Luật cán bộ công chức năm 2019 hiện nay có quy định: Cán bộ và công chức sẽ được nghỉ hằng năm theo quy định của pháp luật, ngoài ra thì họ còn được nghỉ lễ và nghỉ để giải quyết việc riêng phù hợp với quy định của pháp luật về lao động. Chế độ nghỉ không lương đối với người lao động hiện nay được căn cứ theo quy định tại Điều 115 của
Thứ hai, đối với viên chức: Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Luật viên chức năm 2019 có quy định về một số quyền nghỉ ngơi của viên chức như sau:
– Viên chức được nghỉ hằng năm và nghỉ lễ theo quy định của pháp luật, viên chức cũng được nghỉ việc riêng phù hợp với quy định của pháp luật về lao động. Do một số yêu cầu của công việc, viên chức không được sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hằng năm thì khi đó viên chức sẽ được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ đó phù hợp với quy định pháp luật;
– Viên chức làm việc ở những vùng sâu vùng xa, làm việc vào những vùng biên giới hải đảo, làm việc ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, nếu có yêu cầu thì sẽ được một số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần theo nhu cầu và mong muốn của bản thân, nếu một số ngày nghỉ phép của 03 năm đề nghị một lần thì khi đó viên chức cần phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức làm việc;
– Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù thì viên chức được nghỉ và hưởng lương theo quy định của pháp luật;
– Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp viên chức có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập nơi viên chức làm việc.
Theo phân tích ở trên thì có thể thấy, pháp luật hiện nay quy định viên chức được phép xin nghỉ không lương khi đáp ứng được những điều kiện sau:
– Có lý do chính đáng;
– Được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Thời gian nghỉ không lương của công chức, viên chức:
Theo phân tích ở trên thì công chức và viên chức được phép xin nghỉ không lương nếu có lý do chính đáng và được người sử dụng lao động đồng ý. Chế độ nghỉ không lương của viên chức và công chức sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 115 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về chế độ nghỉ không lương của người lao động, cụ thể thì, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong những trường hợp sau đây:
– Kết hôn thì sẽ được nghỉ 3 ngày;
– Con đẻ hoặc con nuôi kết hôn thì người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày;
– Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày;
– Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn;
– Ngoài ra, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương, thời gian nghỉ không lương trong trường hợp này sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Như vậy thì viên chức và công chức có thể thỏa thuận với cơ quan đơn vị nơi mình làm việc để thống nhất số ngày nghỉ không lương theo nhu cầu và mong muốn của bản thân.
3. Mức xử phạt khi không cho người lao động xin nghỉ không lương:
Theo phân tích ở trên thì có thể thấy, chế độ nghỉ không lương là một trong những chế độ và pháp luật lao động dành cho người lao động, trong đó có các đối tượng được xác định là công chức hoặc viên chức. Vì thế hành vi không cho người lao động xin nghỉ không lương sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật nếu như người lao động đáp ứng được các yếu tố: Có lý do chính đáng và đã thông báo cho người sử dụng lao động, nhưng vẫn bị người sử dụng lao động từ chối. Căn cứ theo quy định Điều 18 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc và thời gian nghỉ ngơi. Theo đó thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
– Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
– Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
Lưu ý rằng: Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, nếu không cho người lao động nghỉ không lương theo quy định pháp luật thì người sử dụng lao động có thể bị phạt từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng (nếu người sử dụng lao động là tổ chức thì bị phạt từ 4 triệu đồng đến 10 triệu đồng).
4. Thời gian nghỉ không lương có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 85 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động, theo đó thì người lao động không làm việc và không hưởng lương với thời gian từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật hiện nay thì sẽ không cần đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó, đồng thời thì thời gian này cũng sẽ không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trên thực tế. Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Điều 42 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2019, có quy định thêm về vấn đề quản lý bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:
– Người lao động đồng thời tiến hành hoạt động giao kết từ 02
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động trong các đơn vị và cơ quan hành chính hoặc các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc nhà nước thì đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp dựa trên tiền lương được ghi trong hợp đồng lao động;
– Đơn vị được tạm dừng hoạt động đóng vào quỹ hưu trí và từ tuất vẫn sẽ phải đóng vào quỹ ốm đau và thai sản, quỹ tai nạn lao động và quỹ bệnh nghề nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Hết thời hạn được tạm dừng đóng theo quy định của pháp luật thì đơn vị sẽ tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo phương thức đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và quỹ tử tuất, ngoài ra thì số tiền đóng bù sẽ không bị tính lãi chậm đóng;
– Người lao động không làm việc và không hưởng lương với thời gian từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật thì sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó, thời gian này sẽ không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.
Như vậy theo phân tích ở trên, người lao động nghỉ làm không lương với thời gian từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội trong tháng đó. Vì thế thời gian xin nghỉ không lương sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội theo như điều luật nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Luật Cán bộ, công chức năm 2019;
– Luật Viên chức năm 2019;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.