Công chức tập sự có được ký văn bản của cơ quan, đơn vị không? Quy định về quyền và nghĩa vụ, thẩm quyền của công chức tập sự hiện hành.
Công chức tập sự là gì? Làm sao để nắm được quyền và nghĩa vụ của công chức tập sự một cách đầy đủ và khách quan nhất? Bài viết dưới đây sẽ phân tích các vấn đề nêu trên.
Mục lục bài viết
1. Công chức tập sự là gì?
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và
“Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
Tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định 24/2010/NĐ-CP có quy định về chế độ tập sự như sau:
“Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.”
Theo đó, những người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự trước, sau đó mới được làm chính thức vào các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
2. Thời gian tập sự đối với công chức
Tại Khoản 12 Điều 1 Nghị định 161/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
“2. Thời gian tập sự được quy định như sau:
a) 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C;
b) 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D;
c) Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội, thời gian nghỉ ốm đau từ 14 ngày trở lên, thời gian nghỉ không hưởng lương, thời gian bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.”
Như vậy, tùy thuộc vào loại của công chức mà thời gian tập sự được quy định cho phù hợp.
Những ngạch công chức của công chức loại C được quy định tại Bảng 2 Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, được sửa đổi, bổ sung bởi Điểm đ Khoản 2 Điều 1 Nghị định 17/2013/NĐ-CP, theo đó:
Nhóm 1 (C1):
STT | Ngạch công chức |
1 | Thủ quỹ kho bạc, ngân hàng |
2 | Kiểm ngân viên |
3 | Nhân viên hải quan |
4 | Kiểm lâm viên sơ cấp |
5 | Thủ kho bảo quản nhóm I |
6 | Thủ kho bảo quản nhóm II |
7 | Bảo vệ, tuần tra canh gác |
8 | Nhân viên bảo vệ kho dự trữ |
Nhóm 2 (C2):
Số TT | Ngạch công chức |
1 | Thủ quỹ cơ quan, đơn vị |
2 | Nhân viên thuế |
Nhóm 3 (C3): Ngạch kế toán viên sơ cấp
Công chức loại D là những người có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc dưới sơ cấp và đã được tuyển dụng vào biên chế trước khi ban hành Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang. Công chức loại D là những người có trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc dưới sơ cấp và đã được tuyển dụng vào biên chế trước khi ban hành Nghị định số 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của công chức, viên chức hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang. Những người đào tạo ở trình độ dưới sơ cấp được tuyển sau ngày 23/5/1993 để làm các công việc: Nhân viên, lái xe, bảo vệ trong cơ quan hành chính sự nghiệp thực hiện hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế và được điều chỉnh theo Bộ Luật lao động. Trường hợp đặc biệt ở một số cơ quan khi có yêu cầu tuyển công chức loại D phải được sự thống nhất bằng văn bản của Ban Tổ chức – Cán bộ Chính phủ.
3. Công chức tập sự có được ký văn bản của cơ quan, đơn vị không?
Tại Khoản 3 Điều 20 Nghị định 24/2010/NĐ-CP có quy định như sau:
‘3. Nội dung tập sự:
a) Nắm vững quy định của Luật Cán bộ, công chức về quyền, nghĩa vụ của công chức, những việc công chức không được làm; nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng;
b) Trao dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng;
c) Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.’
Như vậy, có thể tóm gọn lại rằng nhiệm vụ chính của người tập sự là:
– Nắm vững quy định của Luật Cán bộ Công chức về quyền, nghĩa vụ của công chức, những việc công chức không được làm;
– Nắm vững cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, đơn vị đang công tác, nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị và chức trách, nhiệm vụ của vị trí việc làm được tuyển dụng;
– Trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng;
– Tập giải quyết, thực hiện các công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.
=> Như vậy, theo quy định thì công chức tập sự thì chưa được bổ nhiệm là công chức. Nghĩa vụ, trách nhiệm của công chức tập sự đối với công việc chưa được quy định rõ. Trong thời gian tập sự bên cạnh tìm hiểu quy định về quy định chung của Luật Cán bộ công chức và cơ quan, đơn vị công tác… thì công chức tập sự chỉ tập giải quyết và tập thực hiện các công việc được tuyển dụng chứ chưa thực hiện các công việc nên công chức tập sự không được quyền ký văn bản của cơ quan, đơn vị đang tập sự.
4. Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự
Tại Điều 22 Nghị định 24/2010/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 22. Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự
1. Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của ngạch tuyển dụng; trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 2 của ngạch tuyển dụng; trường hợp người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu tuyển dụng thì được hưởng 85% mức lương bậc 3 của ngạch tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật.
2. Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:
a) Làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Làm việc trong các ngành, nghề độc hại nguy hiểm;
c) Là người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.
3. Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương.
4. Công chức được cơ quan phân công hướng dẫn tập sự được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu trong thời gian hướng dẫn tập sự.’
Theo Mục 5 (từ Điều 22 đến Điều 26)
Người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức và kết quả công việc của người tập sự. Trường hợp người tập sự đạt yêu cầu của chức danh công chức đang tập sự thì cơ quan quản lý công chức ra quyết định công nhận hết thời gian tập sự và xếp lương cho công chức được tuyển dụng.
Người tập sự có thể bị hủy bỏ quyết định tuyển dụng khi không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời gian tập sự.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 35,
– Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;
– Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật;
– Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Do vậy, không thực hiện việc điều động đối với công chức đang trong thời gian tập sự.
5. Trường hợp được miễn thực hiện chế độ tập sự
Tại Điều 13 Thông tư 13/2010/TT-BNV có quy định như sau:
‘Điều 12. Trường hợp được miễn thực hiện chế độ tập sự
1. Người được tuyển dụng được miễn thực hiện chế độ tập sự khi có đủ các điều kiện sau:
a) Đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian tập sự quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định số 24/2010/NĐ-CP tương ứng với ngạch công chức được tuyển dụng;
b) Trong thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại điểm a khoản này, người được tuyển dụng đã làm những công việc theo yêu cầu của ngạch công chức được tuyển dụng.
2. Người được tuyển dụng nếu không có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 điều này thì phải thực hiện chế độ tập sự; thời gian người được tuyển dụng đã làm những công việc quy định tại điểm b khoản 1 điều này (nếu có) được tính vào thời gian tập sự.”
Kết luận: Công chức tập sự hiện vẫn chưa là công chức, nên quyền và nghĩa vụ của công chức chưa được quy định rõ ràng ở bất cứ văn bản nào. Do đó, công chức tập sự chưa được phép ký các giấy tờ của cơ quan, đơn vị. Việc quy định pháp luật về việc công chức phải trải qua giai đoạn tập sự nhằm đảm bảo điều kiện hoàn thành tốt nhất cho vị trí, công việc mà công chức đã ứng tuyển. Trách nhiệm của công chức tập sự giai đoạn này đang được để mở, tùy thuộc vào nội dung công việc được giao và người hướng dẫn tập sự trong thời gian này.