Hành vi vi phạm được xác định là vi phạm hành chính sẽ bị cá nhân có thẩm quyền lập biên bản và ra quyết định xử phạt theo đúng lỗi mình gây ra. Vậy công chức địa chính cấp xã có quyền lập biên bản xử phạt?
Mục lục bài viết
1. Công chức địa chính cấp xã có quyền lập biên bản xử phạt?
Liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính thì đã được quy định trong Điều 58 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020, theo đó cá nhân nếu phát hiện ra hành vi vi phạm hành chính nằm trong lĩnh vực quản lý của mình thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời nhanh chóng lập biên bản xử phạt đối với trường hợp này, trừ một số trường hợp xử phạt không lập biên bản được quy định tại khoản 1 Điều 56 của luật này thì sẽ không bắt buộc phải thực hiện lập biên bản. Đối với trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhờ sử dụng phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ mà phát hiện ra thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được thực hiện ngay sau khi xác định được tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm.
Đồng thời tại Điều 40 của Nghị định 91/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 04/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản xử phạt của công chức địa chính cấp xã như sau:
Biên bản vi phạm hành chính được lập nên trong lĩnh vực quản lý đất đai sẽ phải tuân thủ theo đúng quy định tại Điều 58 của Luật xử lý vi phạm hành chính và phải thực hiện theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP được sửa được bổ sung bởi Nghị định 97/2017/NĐ-CP; Liên quan đến thẩm quyền lập biên bản của các cá nhân, như sau:
+ Cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai sẽ được quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Nghị định này;
+ Công chức viên chức khi được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra về quản lý sử dụng đất đai và các hoạt động dịch vụ vật đất đai cũng có thẩm quyền để tiến thành lập biên bản nếu phát hiện hành vi vi phạm. Cá nhân đang là công chức kiểm lâm khi được giao nhiệm vụ thực hiện thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng rừng sẽ được lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi lấn chiếm sử dụng đất, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất vào các mục đích khác.
Công thức, viên chức tại vụ hàng không khi được giao nhiệm vụ thực hiện kiểm tra việc sử dụng đất, Cảng hàng không, sân bay chuyên dụng cũng được trao thẩm quyền này. Với quy định nêu trên công chức địa chính cấp xã có thẩm quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính trong phạm vi thẩm quyền của mình quản lý và cá nhân này chỉ có quyền lập biên bản vi phạm mà không có thẩm quyền xử phạt. Để được trao thẩm quyền lập biên bản xử lý vi phạm hành chính công thức địa chính xã phải cá nhân trực tiếp thực thi nhiệm vụ do cơ quan có thẩm quyền giao.
2. Biên bản xử phạt của công chức địa chính cấp xã phải có các nội dung gì?
Biên bản xử phạt vi phạm hành chính là một trong những bước quan trọng nhất trước khi đưa ra quyết định xử phạt vi phạm bởi cơ quan tổ chức có thẩm quyền. Theo quy định thì biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản .
Căn cứ vào Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi bổ sung bởi năm 2020 thì khi phát hiện ra hành vi vi phạm hành chính, cá nhân có thẩm quyền lập tức lập biên bản xử phạt và trong biên bản xử phạt này phải đảm bảo đúng theo quy định của pháp luật về địa điểm cũng như nội dung về mặt hình thức của biên bản xử phạt. Biên bản vi phạm hành chính có nội dung chủ yếu sau đây:
– Thể hiện được đầy đủ thông tin về thời gian, địa điểm lập biên bản;
– Các thông tin đến người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
– Trong biên bản này cũng phải thể hiện thông tin về thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;
– Những thông tin được ghi nhận thông qua lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;
– Nếu trong một số trường hợp có sử dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính thì cũng phải ghi nhận vấn đề này trong biên bản;
– Quyền và thời hạn giải trình.
– Một số nội dung liên quan đến lập biên bản vi phạm hành chính: Hiện nay, cá nhân phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm xác nhận thông tin thông qua chữ ký của những người này, trừ trường hợp biên bản được lập theo quy định tại khoản 7 Điều này;
Trong một số trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không thực hiện việc ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã nơi xảy ra vi phạm hoặc cần có xác nhận của ít nhất 01 người chứng kiến xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản; Thậm chí nếu trường hợp không có chữ ký của đại diện chính quyền cấp xã hoặc của người chứng kiến thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
– Những bước sau khi lập biên bản vi phạm hành chính thì nhanh chóng giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản;
Trong trường hợp này công chức địa chỉnh chỉ có thẩm quyền lập biên bản thì biên bản và các tài liệu khác phải được chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản, trừ trường hợp biên bản vi phạm hành chính được lập trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa.
– Hướng xử lý khi nhận thấy biên bản vi phạm hành chính có ghi nhận tình huống, thông tin sai sót ahr hưởng đến tính chính xác và công bằng hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 của Luật này để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Qúa trình xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu sẽ được gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt;
3. Công chức địa chính cấp xã lập biên bản xử phạt sai thì có bị kỷ luật khiển trách:
Khiện trách là một trong bốn loại hình thức kỷ luật được áp dụng đối với công chức. Cá nhân là công chức thực hiện một số hành vi vi phạm quy định thì có thể bị áp dụng hình thức này. Cứ theo Khoản 15 Điều 1 Luật cán bộ công chức và Luật viên chức sửa đổi năm 2019 thì công thức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp vi phạm dưới đây thì bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách, cụ thể:
– Vấn đề iên quan đến đạo đức, văn hóa giao tiếp của công chức trong quá trình làm việc cũng như trong đời sống;
– Vi phạm trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ của công chức; hoặc kỷ luật về lao động; vi phạm liên quan đến nội quy, quy chế của cơ quan tổ chức đơn vị;
– Người này có hành vi lợi dụng vị trí công tác của mình nhằm mục đích vụ lợi cho cá nhân;
– Trong quá trình làm việc giữ thái độ hách dịch cửa quyền, gây khó khăn phiền hà đối với cơ quan tổ chức, đơn vị, cá nhân trong suốt quá trình thi hành công vụ;
– Một số trường hợp cá nhân không đủ điều kiện để được xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý nhưng cán bộ, công chức tự ý thực hiện việc này;
– Khi nhận quyết định điều động phân công công tác của cấp có thẩm quyền nhưng lại không chấp hành theo đúng quy định hoặc không thực hiện nhiệm vụ được giao phó mà không nêu được lý do chính đáng; – Cá nhân này trực tiếp hoặc gián tiếp có hành vi gây mất đoàn kết trong cơ quan tổ chức đơn vị;
– Vi phạm trong các quy định liên quan đến phòng chống tội phạm, phòng chống tệ nạn xã hội, trật tự an toàn xã hội hoặc liên quan đến vấn đề phòng chống, tham nhũng mà vấn đề này Nhà nước đặc biệt quan tâm; đồng thời việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí cũng là một trong những lĩnh vực bắt buộc công chức phải tuân thủ;…
Như vậy với quy định nêu trên hình thức kỷ luật khiển trách có thể sẽ được áp dụng trong trường hợp nếu công thức địa chính cấp xã lập biên bản xử phạt trái với quy định do lợi dụng vị trí công tác để gây chèn ép hoặc là vì mục đích vụ lợi riêng hoặc có hành vi nêu trên. Còn trong không chứng minh được việc lợi dụng vị trí công tác để thực hiện việc này và hành vi vi phạm khác thì không thể áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với người đang là công chức địa chính.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi năm 2020;
– Luật cán bộ công chức và Luật viên chức sửa đổi năm 2019;
– Nghị định số 04/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ.