Công chức có được thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp? Công chức Nhà nước có được tham gia kinh doanh không? Có được phép góp vốn, đứng ra thành lập công ty không?
Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, bên cạnh các doanh nghiệp thì nền kinh tế tập thể ở nước ta trong đó phải kể đến là mô hình hợp tác xã đã và đang đóng vai trò quan trọng. Theo đó, hợp tác xã được thành lập bởi những người lao động, những người sản xuất nhỏ để thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh và tăng sức cạnh tranh trong nền kinh tế hội nhập. Vậy, công chức là bộ phận đặc thù làm việc trong biên chế nhà nước có được thành lập hợp tác xã và doanh nghiệp không?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Cá nhân muốn trở thành thành viên của hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 Luật hợp tác xã năm 2012, cụ thể như sau:
– Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật; cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.
Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân;
– Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã;
– Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã;
– Góp vốn theo quy định và điều lệ hợp tác xã;
– Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.
Lưu ý:
Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có thể là thành viên của nhiều hợp tác xã; hợp tác xã có thể là thành viên của nhiều liên hiệp hợp tác xã trừ trường hợp điều lệ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có quy định khác.
2. Điều kiện thành lập doanh nghiệp của cá nhân
Theo quy định tại Điều 17
– Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
– Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của
– Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
– Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.
3. Công chức có được thành lập hợp tác xã, thành lập doanh nghiệp
Theo quy định tại Luật Cán bộ, công chức năm 2008, công chức không được làm những việc sau đây;
Thứ nhất, công chức không được làm những việc liên quan đến đạo đức công vụ, bao gồm:
– Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
– Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
– Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
– Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
Thứ hai, công chức không được làm những việc liên quan đến bí mật nhà nước, cụ thể như sau:
– Cán bộ, công chức không được tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức.
– Cán bộ, công chức làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài.
Thứ ba, ngoài những việc trên, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền. Cụ thể, theo quy định tại Điều 20 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2018, công chức giữ chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được làm những việc sau đây:
– Nhũng nhiễu trong giải quyết công việc;
– Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, trừ trường hợp luật có quy định khác;
– Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết;
– Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ;
– Sử dụng trái phép thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
– Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
Lưu ý:
Việc thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ của người có chức vụ, quyền hạn được quy định tại Nghị định 59/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Thứ nhất, người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ trong các lĩnh vực sau đây:
– Các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành: Bộ Công Thương; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài chính; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Xây dựng; Bộ Tư pháp; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Văn phòng Chính phủ.
– Các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Y tế; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Ủy ban Dân tộc.
– Các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành: Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Ngoại giao.
– Các chương trình, dự án, đề án do người thôi giữ chức vụ khi đang là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp nghiên cứu, xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt.
Thứ hai, thời hạn mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ được quy định như sau:
– Từ 12 tháng đến 24 tháng đối với nhóm 1 gồm các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định này; phạm vi quản lý của các bộ, ngành: Bộ Công Thương; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài chính; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Xây dựng; Bộ Tư pháp; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Thanh tra Chính phủ; Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Văn phòng Chính phủ.
– Từ 06 tháng đến 12 tháng đối với nhóm 2 gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành: Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Y tế; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Ủy ban Dân tộc.
– Đối với nhóm 3 gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành: Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Ngoại giao. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành thời hạn mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ;
– Đối với nhóm 4 gồm các chương trình, dự án, đề án do người thôi giữ chức vụ khi đang là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp nghiên cứu, xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt. là thời hạn thực hiện xong chương trình, dự án, đề án.