Quy định về việc công bố tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa dân sự sơ thẩm trong tố tụng dân sự? Một số quy định về việc công bố tài liệu, chứng cứ của vụ án?
Trên thực tế, việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố tài liệu, chứng cứ có liên quan đến vụ án sẽ giúp cho hội đông xét xử xem xét các chứng cứ một cách đầy đủ, khách quan và cũng là giúp cho các đương sự của vụ án thực hiện quyền bảo vệ của mình trên cơ sở các chứng cứ được đưa ra trình trước cơ quan toà án có thẩm quyền. Với những vai trò quan trọng như thế nên việc công bố tài liệu, chứng cứ của vụ án đã được ghi nhận cụ thể trong
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về việc công bố tài liệu, chứng cứ tại phiên tòa dân sự sơ thẩm trong tố tụng dân sự:
Nhằm mục đích để giúp cho việc xem xét vụ án một cách toàn diện, đầy đủ, hội đồng xét xử khi thấy cần thiết có thể công bố các tài liệu của vụ án dân sự. Theo Điều 254
– Hội đồng xét xử công bố tài liệu, chứng cứ của vụ án trong các trường hợp cụ thể sau đây:
+ Các chủ thể là người tham gia tố tụng không có mặt tại phiên tòa nhưng đã có lời khai trong giai đoạn chuẩn bị xét xử.
+ Lời khai của các chủ thể là người tham gia tố tụng tại phiên tòa mâu thuẫn với lời khai trước đó.
+ Trong các trường hợp khác mà Hội đồng xét xử thấy cần thiết hoặc có yêu cầu của Kiểm sát viên, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác.
– Trong trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bảo vệ người chưa thành niên theo yêu cầu của đương sự thì Hội đồng xét xử không công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.
Hiện nay, trên thực tế, căn cứ theo yêu cầu của kiểm sát viên, người tham gia tố tụng hay nếu thấy cần thiết, hội đồng xét xử sẽ cho các chủ thể nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình ngay tại phiên tòa, trừ trường hợp cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mĩ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật đời tư của cá nhân theo yêu cầu của các đương sự trong vụ án dân sự.
Cần lưu ý rằng, sau khi hội đồng xét xử đã thực hiện đầy đủ các hoạt động nghiệp vụ trong thủ tục hỏi ở phiên tòa mà nhận thấy các tình tiết của vụ án đã được xem xét đầy đủ thì chủ tọa phiên tòa có trách nhiệm hỏi các chủ thể là kiểm sát viên, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và những người tham gia tố tụng khác xem các chủ thể đó có yêu cầu hỏi vấn đề gì nữa không.
Đối với trường hợp có người yêu cầu và
2. Một số quy định về việc công bố tài liệu, chứng cứ của vụ án:
2.1. Chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của đương sự vắng mặt:
Theo khoản 3 Điều 260 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định nội dung sau đây:
“Trường hợp vắng mặt một trong các đương sự và người tham gia tố tụng khác thì chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của họ để trên cơ sở đó các đương sự có mặt tại phiên tòa tranh luận và đối đáp”.
Với quy định cụ thể được nêu trên thì trong quá trình hỏi của phiên tòa, chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của các đương sự, các chủ thể là người tham gia tố tụng khác trong trường hợp họ vắng mặt tại phiên tòa mà trong quá trình giải quyết vụ án họ đã có lời khai. Việc công bố lời khai của các đương sự, các chủ thể là người tham gia tố tụng khác là thủ tục bắt buộc, nếu chủ tọa phiên tòa không thực hiện sẽ bị coi là vi phạm thủ tục tố tụng.
Ngoài việc chủ tọa phiên tòa công bố lời khai của đương sự khi họ vắng mặt, thì chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của người tham gia tố tụng khác nếu họ vắng mặt tại phiên tòa như người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định.
Theo điểm a khoản 1 Điều 254 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cũng đưa ra quy định về bước tranh luận của phiên tòa:
Hội đồng xét xử sẽ công bố tài liệu, chứng cứ của vụ án trong trường hợp người tham gia tố tụng không có mặt tại phiên tòa nhưng đã có lời khai trong giai đoạn chuẩn bị xét xử theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, ta nhận thấy, theo quy định của pháp luật hiện hành thì chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của những chủ thể là người tham gia tố tụng nhưng vắng mặt tại phiên tòa đến hai lần: Lần đầu trong thủ tục công bố tài liệu, chứng cứ của vụ án và lần thứ hai trong thủ tục tranh luận tại phiên toà.
2.2. Quy định về việc công bố lời khai của tất cả những người tham gia tố tụng khác (không phải là đương sự) trong thủ tục tranh luận:
Dựa theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, các chủ thể là người tham gia tố tụng khác bao gồm nhiều người có tư cách pháp lý khác nhau và vai trò của họ trong vụ án cũng khác nhau, bao gồm: Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ tham gia vụ án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự mà mình bảo vệ bằng nhiều phương pháp, cách thức theo quy định pháp luật.
Tại Khoản 3 Điều 76 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đưa ra quy định các chủ thể là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được tham gia hòa giải, phiên họp công khai chứng cứ, phiên tòa hoặc trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho
Các chủ thể là người làm chứng được hiểu là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ án được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người làm chứng không phải là đương sự trong vụ án nên không có quyền lợi, nghĩa vụ gì liên quan trong vụ án. Trong trường hợp người làm chứng có mặt tại phiên tòa thì theo quy định của pháp luật các chủ thể này sẽ không tham gia vào quá trình tranh luận nên không có lý do để công bố lời khai trong phần tranh luận khi các chủ thể này vắng mặt. Ta nhận thấy, việc công bố lời khai của người làm chứng trong giai đoạn này là không phù hợp và không cần thiết.
2.3. Quy định về trình tự công bố lời khai của những người vắng mặt tại phiên tòa:
Trong thủ tục tranh luận, pháp luật hiện hành không quy định trình tự công bố lời khai của những người vắng mặt tại phiên tòa.
Tại khoản 1 Điều 260 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định, ngay sau khi kết thúc việc hỏi thì Hội đồng xét xử tuyên bố chuyển sang phần tranh luận.
Qua quy định về thủ tục tranh luận tại phiên tòa do Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định, ta nhận thấy: Chủ tọa phiên tòa công bố lời khai của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt tại phiên tòa tương ứng với trình tự phát biểu khi tranh luận theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 260 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Việc ban hành quy định này là hoàn toàn hợp lý, logic và phù hợp với bản chất tranh luận tại phiên tòa và góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong vụ án dân sự.
2.4. Quy định về lời khai bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên:
Thủ tục công bố lời khai thực hiện đối với trường hợp vắng mặt một trong các đương sự và người tham gia tố tụng khác thì chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của họ để trên cơ sở đó các đương sự có mặt tại phiên tòa tranh luận và đối đáp theo quy định tại khoản 3 Điều 260 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 sẽ được thực hiện sau thủ tục công bố tài liệu, chứng cứ của vụ án.
Tại phần thủ tục tranh luận theo quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 260 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 chỉ quy định trường hợp vắng mặt một trong các đương sự và người tham gia tố tụng khác thì chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của họ, mà không đưa ra có quy định đối với các trường hợp không được công bố lời khai nên dẫn đến pháp luật hiện hành có quan điểm không thống nhất về vấn đề này.
Hiện nay, dù điều luật không quy định rõ, nhưng trên thực tế và dựa theo các quy định cụ thể của pháp luật, trong quá trình giải quyết vụ án, những nội dung của đương sự và người tham gia tố tụng khác đã khai thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 254 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 cụ thể là trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bảo vệ người chưa thành niên theo yêu cầu của đương sự thì chủ tọa phiên tòa sẽ không công bố lời khai của họ.