Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú, người dân có thể sinh sống tại nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Tuy nhiên nơi thường trú sẽ có thời gian sinh sống ổn định và lâu dài hơn. Vậy con nhập khẩu theo ai khi cha mẹ khác nơi thường trú?
Mục lục bài viết
1. Con nhập khẩu theo ai khi cha mẹ khác nơi thường trú?
Điều 12 Luật Cư trú năm 2020 quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên, Điều này quy định về nơi cư trú của người chưa thành niên như sau:
– Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì khi đó nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; nếu như trong trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì khi đó nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận; nếu như trong trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
– Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu như được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Theo quy định trên thì con chưa thành niên có nơi cư trú theo thứ tự ưu tiên lần lượt như sau:
– Nơi cư trú của người chưa thành niên chính là nơi cư trú của cha, mẹ;
– Nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà chính người chưa thành niên thường xuyên chung sống
– Trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì khi đó nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận
– Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên sẽ do Tòa án quyết định.
– Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc là pháp luật có quy định.
Như vậy, qua quy định trên thì có thể khẳng định được rằng nếu cha, mẹ khác nơi thường trú, khi nhập khẩu cho con thì sẽ tùy từng trường hợp mà con có nơi nhập khẩu khác nhau, cụ thể như sau:
– Trường hợp 1: nơi cư trú của con chưa thành niên chính là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà con chưa thành niên thường xuyên chung sống.
– Trường hợp 2: Trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của con chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận.
– Trường hợp 3: Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của con chưa thành niên do Tòa án quyết định.
2. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khi cha mẹ khác nơi thường trú:
Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con khi cha mẹ khác nơi thường trú bao gồm có:
– Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và cả đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
– Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng con đã bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
– Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự
– Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được có hành vi lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc con không có về khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
– Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
– Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập. Cha mẹ tạo điều kiện cho con của mình được sống trong môi trường gia đình đầm ấm, hòa thuận; làm gương tốt cho con về mọi mặt; phối hợp chặt chẽ với nhà trường hay với cơ quan, tổ chức trong việc giáo dục con.
– Cha mẹ hướng dẫn con chọn nghề; tôn trọng quyền chọn nghề, quyền tham gia vào hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của con.
– Cha mẹ có thể đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện việc giáo dục con khi mà gặp khó khăn không thể tự giải quyết được.
– Cha mẹ là người đại diện theo pháp luật của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, sẽ chỉ trừ trường hợp con có người khác làm giám hộ hoặc có người khác đại diện theo pháp luật.
– Cha hoặc mẹ có quyền tự mình thực hiện giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con chưa thành niên, của con mà đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
– Đối với giao dịch liên quan đến tài sản là bất động sản, động sản mà đã có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, tài sản đưa vào kinh doanh của con chưa thành niên, con mà đã thành niên mà mất năng lực hành vi dân sự thì phải có sự thỏa thuận của cha mẹ.
– Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự mà đã gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự.
3. Các hành vi bị cấm khi nhập khẩu cho con trong trường hợp cha mẹ khác nơi thường trú:
Các hành vi bị cấm khi nhập khẩu cho con trong trường hợp cha mẹ khác nơi thường trú bao gồm có:
– Cản trở công dân thực hiện về quyền tự do cư trú.
– Lạm dụng việc sử dụng thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú làm điều kiện để hạn chế về quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
– Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc thực hiện đăng ký, quản lý cư trú.
– Không tiếp nhận, trì hoãn việc tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, thông tin đăng ký cư trú hoặc có những hành vi nhũng nhiễu khác;
– Không thực hiện, thực hiện không đúng thời hạn đăng ký cư trú cho công dân khi mà hồ sơ đủ điều kiện đăng ký cư trú;
– Thu, quản lý, sử dụng về lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật.
– Tự đặt ra thời hạn, thủ tục, giấy tờ, tài liệu, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật;
– Cố ý cấp hoặc là từ chối cấp giấy tờ, tài liệu về cư trú trái với quy định của pháp luật.
– Lợi dụng việc thực hiện quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
– Làm giả giấy tờ, tài liệu, dữ liệu về cư trú; sử dụng giấy tờ, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú; cung cấp về những thông tin hay những giấy tờ, tài liệu sai sự thật về cư trú;
– Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưỡng bức những người khác vi phạm pháp luật về cư trú.
– Giải quyết cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú khi biết rõ người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không có sinh sống tại chỗ ở đó.
– Đồng ý cho người khác đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người mà có đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó.
– Truy nhập, khai thác, hủy hoại, làm cản trở, gián đoạn về hoạt động, thay đổi, xóa, phát tán, cung cấp trái phép thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Cư trú năm 2020.
THAM KHẢO THÊM: