Hành vi của con người rất đa dạng, chính vì vậy việc ban hành các quy phạm pháp đối với đời sống xã hội là rất quan trọng. Nó giúp điều chỉnh hành vi con người theo một thế thống nhất, từ đó hạn chế được những hành vi ảnh hưởng xấu đến xã hội. Côn đồ là gì? Quy định về tình tiết phạm tội có tính chất côn đồ?
Mục lục bài viết
1. Côn đồ là gì?
Côn đồ là được hiểu là hành vi mang tính chất hung hãn, coi thường pháp luật, coi thường tính mạng sức khỏe của người khác. Hành vi này được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như đánh, dùng hung khí đánh người, rượt đuổi người khác có mang theo hung khí, dùng những lời nói nhục mạ, thô tục, chửi rủa đánh tấn công người khác một cách hiên ngang và vô cớ hoặc vì lý do nhỏ nhặt khác. Đây chính là đặc điểm để định khung hình phạt cho tội danh này.
Côn đồ được dịch sang tiếng Anh như sau: Rough
Tình tiết phạm tội: Crime circumstances
Trách nhiệm hình sự: Criminal responsibility
Yếu tố: Element
2. Quy định về tình tiết phạm tội có tính chất côn đồ:
Theo đó, pháp luật hình sự nước ta quy định “côn đồ” được xem là một trong các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Hiện nay, theo quy định thì các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự bao gồm:
- Phạm tội có tổ chức;
- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
- Phạm tội có tính chất côn đồ;
- Phạm tội vì động cơ đê hèn;
- Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;
- Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;
- Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
- Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
- Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
Như vậy, phạm tội có tính chất côn đồ được quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 52 của Bộ luật hình sự. Tại một số văn bản pháp luật hướng dẫn, giải thích tình tiết có tính chất côn đồ được định nghĩa về khái niệm này như sau:
- Tại
Công văn số 38/NCPL ngày 06 tháng 01 năm 1976 của tối cao và Kết luận tại Hội nghị tổng kết công tác năm 1995 được giải thích như sau:Tòa án nhân dân
“Khái niệm côn đồ được hiểu là hành động của những tên coi thường pháp luật, luôn trật tự trị an, sẵn sàng dùng vũ lực và thích (hay) dùng vũ lực để uy hiếp người khác phải khuất phục mình, vô cớ hoặc chỉ vì một duyên cớ nhỏ nhặt là đâm chém, thậm chí giết người.
Hành động của chúng thường là xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự người khác, gây gổ hành hung người khác một cách rất vô cớ hoặc vì một duyên cớ nhỏ nhặt, ví dụ như đi xe đạp, xe máy va quyệt vào người khác, có khi chính mình có lỗi nhưng đã kiếm cớ để đánh hoặc giết người ta, mặc dù có thể người kia cũng có lỗi nhỏ. Đó là hành vi có tính chất côn đồ. Những kẻ đâm thuê chém mướn phải coi là biểu hiện tính côn đồ”.
Ngoài ra vào năm 2018, Hội đồng thẩm phán
Như vậy, tại Bộ luật hình sự đã quy định “côn đồ” được xem là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại một số văn bản trên đã có án lệ được quy định để giải quyết, đồng thời giúp cho người dân và cơ quan tố tụng khác hiểu chính xác, áp dụng để xử lý cho những đối tượng tiếp theo. Hành vi côn đồ này đã gây hậu quả xấu cho nhiều cá nhân, xâm phạm đến sức khỏe và tính mạng của nhiều người. Nhiều cá nhân không tôn trọng pháp luật, ngang nhiên sử dụng những hành vi nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người khác. Chỉ xuất phát từ những mâu thuẫn không đáng có mà sẳn sàng dùng hung khí chém vào thân thể người khác, đây chính là một trong những biểu hiện bên ngoài của hành vi côn đồ.
3. Tính chất côn đồ được thể hiện qua các yếu tố:
Thứ nhất: Ý thức của hành vi phạm tội có tính côn đồ.
Hành vi là yếu tố quan trọng, quyết định hành vi phạm tội của một người có tính côn đồ hay không. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết sẽ dựa theo hành vi thể hiện bên ngoài của đối tượng mà đưa ra kết luận và định khung hành phạt. Và ý thức chính là công cụ điều phối hành vi phạm tội côn đồ. Theo Từ điển Tiếng Việt “Ý thức là những suy nghĩ, những tính toán hình thành trong ý nghĩ của con người khi thực hiện một công việc nào đó”, ý thức của người thực hiện hành vi phạm tội có tính côn đồ đó là hình thành quyết tâm thực hiện hành vi phạm tội, là sự chủ động trong hành vi.
Một hành vi chỉ được thực hiện khi ý thức của họ có ý muốn thực hiện hành vi đó dưới mức độ hành vi đó. Theo như những phân tích của ngành khoa học thì ý thức phạm tội chính là mong muốn của con người, trong suy nghĩ của họ nhận thức được rằng khi hành động như thế sẽ khi ra hậu quả, họ có thể biết trước được hậu quả và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra đúng như những gì mình muốn. Như vây, ý thức chính là yếu tố thúc đẩy các yếu tố để cụ thể hóa các hành vi phạm tội, hay nói cách khác đó chính là tiền đề cho mọi hành động được thể hiện để có thể kết luận đó hành vi côn đồ hay không.
Thứ hai: Sự chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội của hành vi phạm tội có tính chất côn đồ.
Nếu như chúng ta là người hay xem tin tức, báo chí thì sẽ không thể nào không biết được những vụ án có chuẩn bị hung khí, công cụ gây án đặc biệt nguy hiểm. Nhiều vụ hỗn chiến được diễn ra vào nửa đêm của những “thanh niên” tự cho mình là “ngon” là dũng cảm để tham gia những “cuộc chiến chính nghĩa” theo cách nghĩ của những đối tượng này. Chỉ xuất phát từ những mấu thuẫn nhỏ nhặt trong đời sống, hay vì thể hiện bản lĩnh của bản thân, các thanh niên này đã lên lịch hẹn và chuẩn bị trước những hung khí, công cụ gây án như dao, rườu, rựa, kiếm…để đâm chém lẫn nhau theo cách giải quyết “giang hồ”.
Hoặc thậm chí, nhiều đối tượng có mâu thuẫn, xích mích với người khác đã lặng lẽ chuẩn bị nhưng công cụ gây án và lợi dụng sơ hở, sự chủ quan của người khác mà gây án.
Chính vì vậy, khi hình thành ý thức phạm tội và để mục đích được thực hiện đúng như những gì mong muốn thì bản thân người phạm tội đã chuẩn bị trước những công cụ gây án, phương tiện phạm tội. Đây được xem là những công cụ hỗ trợ cho mục đích phạm tội của tội phạm.
Thứ ba: Mức độ tấn công, cường độ tấn công và tính chất của hành vi.
Mức độ tấn công hay cường độ tấn công của phạm tội hành vi tính chất côn đồ được hiểu là người phạm tội thực hiện hành vi côn đồ với số lần bao nhiêu, có quyết tâm phải đâm, chém hay giết ai đó thành công mặc dù họ đã van xin tha, hoặc chạy trốn. Đây chính là hai yếu tố quyết định nghiêm trọng đến cấu thành hành vi phạm tội với tính chất côn đồ. Mức độ tấn công nhanh hay chậm, tần suất số lần đâm, chém người khác được thực hiện với bao nhiêu lần, có quyết tâm chém đúng bộ phậm hay không? Đây chính là những biểu hiện rõ ràng nhất của hành vi này.
Thứ tư: Nguyên nhân thực hiện hành vi phạm tội có tính côn đồ.
Đây là vấn đề cần xem xét trước tiên trong mối quan hệ với các tình tiết khác. Khi xem xét nguyên nhân, cơ quan chức năng có thẩm quyền cần phải xem xét nguyên nhân cần có mối quan hệ trực tiếp giữa nguyên nhân và người có hành vi gây thương tích hay không? Nguyên nhân dẫn đến cá nhân phạm tội là gì? Họ có thực sự mong muốn hậu quả đó xảy ra, hay bị đối tượng khác đe dọa thực hiện, uy hiếp…Nguyên nhân này có thực sự là nguyên nhân chính dẫn đến cá nhân hành động như vậy.
Đây hoàn toàn không phải là yếu tố quan trọng, vì dù bất cứ lý do gì có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm và tài sản của người khác đều đều vi phạm pháp luật và nhưng thông thường nguyên nhân dẫn đến hành vi phạm tội có tính côn đồ là những lý dọ vụn vặt, những va chạm, xích mích nhỏ nhặt và những nguyên nhân đó chỉ là cái cớ để một người thực hiện hành vi phạm tội đó chính là sự thể hiện tính côn đồ, coi thường pháp luật.
4. Thực tiễn áp dụng và số vấn đề cần lưu ý về áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất côn đồ:
Hiện nay, khi Bộ luật Hình sự đã được ban hành và áp dụng nhiều năm nhưng vẫn chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể vầ hành vi côn đồ là gì. Chính vì vậy, đòi hỏi những cơ quan tố tụng cần phải rất thận trọng trong quá trình áp dụng để đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều đươc xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật, xử đúng tội danh và mức độ nguy hiểm cho xã hội. Đồng thời làm tính răn đe cho những đối tượng khác.
Khi xác định một tội danh phạm tội có yếu tố phạm tội có tính chất côn đồ hay không cần phải xem xét đầy đủ các yếu tố: Nguyên nhân, điều kiện dẫn đến sự việc phạm tội; Diễn biến, cường độ, tần suất, địa điểm, không gian phạm tội, động cơ, mục đích, công cụ…
Bên cạnh đó, cần xem xét đến nguyên nhân dẫn đến vụ việc có xuất phát từ những mối nguyên nhân nhỏ nhặt trong đời sống, vô cớ hoặc vì những duyên cớ vô lý, không phù hợp với quy tắc thông thường mà người phạm tội đã thực hiện hành vi…những nguyên nhân này không đáng để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng nhưng vậy. Tuy nhiên, cá nhân thực hiện hành vi lại dùng những lời lẽ thô tục, chửi bới, đe dọa và gây thương tích cho người khác. Nhiều trường hợp khác lại không xuất phát từ những nguyên nhân liên quan đến chính mình…
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: