Con dấu là một trong những tài sản quan trọng của doanh nghiệp, con dấu được doanh nghiệp sử dụng trong các giao dịch theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, nhiều doanh nghiệp xảy ra tình trạng tranh chấp trong việc chiếm giữ trái phép con dấu. Vậy con dấu doanh nghiệp bị chiếm giữ phải xử lý thế nào?
Mục lục bài viết
1. Con dấu doanh nghiệp bị chiếm giữ phải xử lý thế nào?
Hiện nay dấu của doanh nghiệp sẽ do công ty tự quyết định và việc quản lý, lưu giữ con dấu được thực hiện theo Điều lệ của công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp ban hành.
Trên thực tế, do việc quy định quy chế quản lý con dấu còn lỏng lẻo, tự phát trong các doanh nghiệp nên đã nhiều trường hợp xảy ra tranh chấp về việc chiếm giữ, sử dụng con dấu tại các doanh nghiệp. Khi rơi vào trường hợp này, doanh nghiệp sẽ xử lý như nào để nhanh chóng và đảm bảo đúng quy định nhất là vấn đề được đặt ra khá quan trọng. Hành vi chiếm giữ con dấu được hiểu là cố ý không trả lại tài sản cho doanh nghiệp.
Thứ nhất, trong nội bộ doanh nghiệp nên ưu tiên phương án tự thương lượng, thoả thuận giải quyết với nhau.
Thứ hai, trường hợp nếu không giải quyết thông qua đàm phán, thương lượng được thì buộc doanh nghiệp phải kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu xử lý về hành vi chiếm giữ con dấu.
Theo đó, đối với người nào có hành vi chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu của cơ quan, tổ chức có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể tại Điều 342 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định như sau:
(1) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: đối tượng nào có hành vi chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy trái phép con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức không thuộc tài liệu bí mật nhà nước hoặc bí mật công tác.
(2) Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Thực hiện hành vi có tổ chức
- Thực hiện hành vi có thu lợi bất chính 10 triệu đồng trở lên
- Để thực hiện hành vi trái với quy định pháp luật
- Tái phạm nguy hiểm.
Ngoài ra, đối tượng có hành vi vi phạm còn bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
2. Quy định về việc quản lý con dấu hiện nay:
Việc quản lý con dấu tùy từng thời điểm khác nhau pháp luật có quy định khác nhau. Luật doanh nghiệp năm 2020 hiện nay quy định việc quản lý con dấu sẽ do doanh nghiệp tự quyết định từ việc quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung của con dấu.
Doanh nghiệp sẽ thực hiện việc quản lý và lưu giữ dấu để thực hiện theo Điều lệ của công ty hoặc theo quy chế do doanh nghiệp ban hành.
Trước đây,
Và thời điểm bây giờ, doanh nghiệp cũng không cần phải thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng đến cơ quan chức năng như trước nữa, mọi quyền quyết định về việc sử dụng, quản lý con dấu đều do doanh nghiệp tự quyền quyết.
3. Mẫu đơn tố cáo hành vi chiếm giữ con dấu trái phép:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————–
ĐƠN TỐ CÁO
Kính gửi: ……
Họ và tên tôi: …… Sinh ngày:……
Chứng minh nhân dân số: ……
Ngày cấp: …./…/……. Nơi cấp: ……
Hộ khẩu thường trú: ………
Chỗ ở hiện tại:………
Số điện thoại liên hệ: ……
Tôi làm đơn này tố cáo và đề nghị Quý cơ quan tiến hành điều tra, xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật của:
Anh: ……..Sinh ngày:………
Chứng minh nhân dân số: ……
Ngày cấp:……Nơi cấp: ……
Hộ khẩu thường trú: ……
Chỗ ở hiện tại: ……
Vì anh …… đã có hành vi ……
Sự việc cụ thể như sau:…………
Từ những sự việc trên, tôi cho rằng hành vi của anh ………… có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Tôi cam kết toàn bộ nội dung đã trình bày trên là hoàn toàn đúng sự thật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những điều trình bày trên. Kính mong Quý cơ quan xem xét và giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
….., ngày … tháng… năm 20…
Người tố cáo
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hướng dẫn cách viết đơn tố cáo hành vi chiếm giữ con dấu của doanh nghiệp:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ đầy đủ.
- Ghi rõ thời gian ngày tháng năm viết đơn tố cáo.
- Thông tin của người tố cáo: họ và tên; ngày tháng năm sinh; địa chỉ (nơi cư trú, nơi tạm trú)
- Trình bày cụ thể hành vi vi phạm của đối tượng chiếm giữ con dấu của doanh nghiệp trái pháp luật.
- Đính kèm bằng chứng có liên quan (nếu có).
- Cuối cùng người làm đơn ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có).
4. Mẫu hướng dẫn quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp để tránh hành vi chiếm giữ trái phép con dấu:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
QUY ĐỊNH
Về quản lý và sử dụng con dấu của …
(Ban hành kèm theo Quyết định số …/QĐ-… ngày …/ …/ …)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định về quản lý và sử dụng con dấu của …, quy định về nguyên tắc quản lý và sử dụng con dấu, các hành vi bị nghiêm cấm, mẫu con dấu, thông báo sử dụng mẫu con dấu, trách nhiệm lưu giữ, bảo quản, quản lý và sử dụng con dấu, kiểm tra công tác lưu giữ, bảo quản, quản lý và sử dụng con dấu, giao nộp, thu hồi, hủy con dấu và hủy giá trị sử dụng con dấu.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nhân sự là người đảm nhận chức danh, chức vụ quản lý, điều hành công ty.
2. Nhân sự là cán bộ, nhân viên, người lao động ….
3. Các doanh nghiệp, cơ quan, ….
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong bản quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Con dấu tròn hay còn gọi là con dấu pháp nhân của công ty, được khắc tại cơ sở khắc dấu theo quy định của pháp luật.
2. Con dấu là dấu ướt …
3. Đóng dấu là …
Điều 4. Nguyên tắc quản lý và sử dụng con dấu
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ công ty.
2. Việc quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu được thực hiện theo quy định này.
3. Con dấu được sử dụng …
4. Việc đóng dấu …
5. Loại dấu…
Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Làm giả con dấu, sử dụng con dấu giả.
2. Mua bán con dấu, tiêu hủy trái phép con dấu.
3. Sử dụng …
4. Cố ý …
Điều 6. Mẫu con dấu
1. Mẫu con dấu tròn của công ty:
1. 1. Được làm tại cơ sở khắc dấu theo quy định của pháp luật.
1. 2. ….
1. 3. …
2. Mẫu con dấu tên, chức danh, …
Điều 7. Thông báo về mẫu con dấu
1. Thông báo về mẫu con dấu là thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu bằng văn bản …
2. Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu của công ty ….
3. Nội dung mẫu thông báo …
Điều 8. Trách nhiệm lưu giữ, bảo quản, quản lý và sử dụng con dấu
Các phòng, ban, đơn vị, bộ phận thuộc công ty hoặc nhân viên được Giám đốc công ty phân công hoặc giao nhiệm vụ trực tiếp thực hiện công tác lưu giữ, bảo quản, quản lý và sử dụng con dấu có trách nhiệm:
1. Tổ chức triển khai thực hiện công tác lưu giữ, bảo quản, quản lý và sử dụng con dấu theo quy định này.
2. …
3. ….
Điều 9. Kiểm tra công tác lưu giữ, bảo quản, quản lý và sử dụng con dấu
Thủ tục kiểm tra công tác lưu giữ, bảo quản, quản lý và sử dụng con dấu của công ty được thực hiện theo ý kiến chỉ đạo hoặc yêu cầu ….
Điều 10. Giao nộp, thu hồi, hủy con dấu và hủy giá trị sử dụng con dấu
Thủ tục giao nộp, thu hồi, hủy con dấu và hủy giá trị sử dụng con dấu, được thực hiện theo ý kiến chỉ đạo hoặc yêu cầu của ….
Điều 11. Sửa đổi, bổ sung
Giám đốc công ty căn cứ Điều lệ công ty và quy định pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung …
Điều 12. Hiệu lực thi hành
Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành./.
…, ngày … tháng … năm …
GIÁM ĐỐC CÔNG TY
(Chữ ký, họ tên và đóng dấu)
THAM KHẢO THÊM: