Một trong những nguyên nhân gây mâu thuẩn trong cuộc sống hôn nhân là bất đồng quan điểm, là cãi và, là không còn hiểu nhau. Vậy con cái nên làm gì khi bố mẹ thường xuyên mâu thuẫn?
Mục lục bài viết
1. Con cái nên làm gì khi bố mẹ thường xuyên mâu thuẫn?
Áp lực trong công việc, trong cuộc sống đôi lúc khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, buồn bả, mất kiểm soát trong chính hành động và lời nói của mình. Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây mâu thuẫn trong cuộc sống hôn nhân khó tránh khỏi. Những cuộc cãi vã không hồi kết, thường xuyên mặc dù trong trái tim họ dù vẫn yêu thương nhau nhưng chắc hẳn sẽ không có người con nào cảm thấy dễ chịu khi thấy bố mẹ cãi vã.
Nếu bố mẹ thường xuyên mâu thuẫn với nhau thì bạn có thể làm một số điều, hãy tìm thời điểm phù hợp nhất nói tâm sự với bố mẹ rằng những trận đấu khẩu, tranh cãi của bố mẹ khiến bạn rất đau buồn, lo lắng, phiền muộn.
Khi bố mẹ đang mâu thuẫn, bạn hãy im lặng không nên xen vào bởi đây là vấn đề giữa bố mẹ thì chỉ có hai người mới có thể giải quyết mâu thuẫn của nhau
Ngoài ra, bạn vẫn có thể nhờ ông, bà hoặc một người lớn nào đó mà bạn tin tưởng để có thể nói chuyện với bố mẹ về các giải quyết vấn đề giữa họ.
Nếu sau khi bạn đã thực hiện mọi cách để hàn gắn tình cảm của bố mẹ nhưng mâu thuẫn của bố mẹ ngày một nhiều thì chấm dứt hôn nhân để giải thoát cho nhau đó cũng là một dạng của hạnh phúc. Do đó, bạn có thể khuyên bố mẹ bạn có thể ly hôn nếu như đã thật sự không còn hiểu, không còn phù hợp và không còn yêu nhau nữa.
2. Quyền nuôi con sau ly hôn được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 81
– Sau khi ly hôn thì cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đối với con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc con không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
– Vợ, chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; đối với trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu trường hợp con ở trong độ tuổi từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
– Đối với con dưới 36 tháng tuổi thì con sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy đối với quyền nuôi con sau ly hôn sẽ dựa theo sự thỏa thuận của bố mẹ. Nếu trường hợp bố mẹ không thỏa thuận được thì pháp luật sẽ phân chia theo độ tuổi và khả năng nuôi dưỡng con của bố mẹ.
3. Bố mẹ ly hôn thì con có được chia tài sản không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 33
– Tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản số tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và những thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
– Quyền sử dụng đất mà vợ và chồng có được sau khi kết hôn cũng được xác định là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng hoặc được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
– Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để đảm bảo cho nhu cầu của gia đình và thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
– Nếu trường hợp không có các căn cứ để chứng minh về tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
– Đối với trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu trường hợp mất tích mà không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
– Tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
+ Hoàn cảnh hiện tại của gia đình và của vợ, chồng;
+ Công sức đóng góp bỏ ra của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
+ Bảo vệ được lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
+ Mức lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
– Tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia bằng hiện vật, nếu trường hợp không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
– Tài sản riêng của vợ, chồng sẽ thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Đối với trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì vẫn sẽ được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
– Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Nếu trong trường hợp tài sản là BĐS thì trong trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình thì những thành viên đủ 15 tuổi trở lên có tên trong sổ vào thời điểm cấp Giấy chứng nhận sẽ có quyền đối với tài sản đó. Như vậy, trường hợp con đủ điều kiện nêu trên thì khi bố mẹ ly hôn, con mới được xem xét giải quyết để chia tài sản.
Tuy nhiên, cắn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 70 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của con như sau “Con sẽ được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình. Như vậy, đối với trường hợp giả sử con còn bé hay hiện tại con chưa có công sức trong việc tạo lập khối tài sản chung của gia đình thì con sẽ không được chia.
Như vậy, theo quy định trên thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, có nghĩa là không bắt buộc phải chia cho các con. Nhưng bởi vì thỏa thuận nên nếu vợ chồng thỏa thuận cho toàn bộ hoặc một phần tài sản cho con thì con mới có quyền sở hữu phần tài sản được tặng cho đó. Việc tặng cho tài sản này phải lập thành hợp đồng tặng cho có công chứng chứng thực theo quy định pháp luật. Tức là kể cả con riêng cũng có thể được bố mẹ chia tài sản cho khi ly hôn trong trường hợp bố mẹ có thỏa thuận tặng cho.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình 2014.