Việc chi trả cổ tức là vấn đề quan trọng nhận được sự quan tâm lớn của cổ đông đối với doanh nghiệp. Trong đó, chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là một hình thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vậy Cổ tức bằng cổ phiếu là gì? Cách tính giá điều chỉnh khi chia như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Cổ tức là gì?
Khoản 5 Điều 4
Trong đó, lợi nhuận ròng là số tiền tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí và thuế.
Khi công ty tạo ra lợi nhuận, một phần lợi nhuận sẽ được sử dụng để tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh gọi là lợi nhuận giữ lại, phần lợi nhuận còn lại được chi trả cho các cổ đông gọi là cổ tức.
Về hình thức chi trả cổ tức, căn cứ khoản 3, Điều 135 Luật Doanh nghiệp 2020 đã quy định về việc trả cổ tức:
“Cổ tức có thể được chi trả bằng tiền mặt, bằng cổ phần của công ty hoặc bằng tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty. Nếu chi trả bằng tiền mặt thì phải được thực hiện bằng Đồng Việt Nam và theo các phương thức thanh toán theo quy định của pháp luật.”
Tỷ lệ cổ tức chi trả bằng tiền mặt sẽ được tính trên mệnh giá 10.000đ/cổ phiếu (không tính trên giá thị trường giao dịch hàng ngày).
Ví dụ: Ngày 6/7/2022, Công ty H. thực hiện chi trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%. Như vậy, cứ một cổ phiếu Hxx của công ty sẽ nhận được 10.000 x 5% = 500 đồng. Nếu cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu sẽ nhận được 1.000 x 500 = 500.000 đồng.
Trường hợp chi trả cổ tức bằng cổ phần (thường dưới dạng cổ phiếu), công ty sẽ phát hành thêm cổ phiếu hoặc sử dụng cổ phiếu quỹ và chuyển vào tài khoản cổ đông dưới hình thức cổ phiếu thông thường.
2. Cổ tức bằng cổ phiếu là gì?
Theo quy định tại Điều 121 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó.
Cổ tức bằng cổ phiếu là hình thức chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Với cách trả cổ tức này, có thể hiểu là công ty đang cần giữ lại lợi nhuận để tiếp tục đầu tư phát triển. Hình thức này được khá nhiều công ty, doanh nghiệp đang trên đà phát triển và có nhu cầu mở rộng kinh doanh sử dụng. Khi đó, công ty sẽ phát hành thêm cổ phiếu (zero-cost) hoặc trong nhiều trường hợp sẽ sử dụng cổ phiếu quỹ (nếu có) để trả cổ tức cho cổ đông.
Đặc biệt, khi chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, công ty sẽ không cần phải làm thủ tục phát hành hoặc chào bán cổ phiếu, thay vào đó công ty sẽ phải tăng vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phiếu trả cổ tức trong thời gian 10 ngày (tính từ ngày hoàn thành thanh toán cổ tức).
Ví dụ: Công ty Cổ phần Nhôm An Phát (Mã chứng khoán là AAA) quyết định trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu với tỷ lệ 13%.
Như vậy, nếu mỗi cổ đông nắm 100 cổ phiếu AAA sẽ được thêm 13 cổ phiếu mới.
Ngoài ra hiện nay hình thức có tên gọi trả cổ phiếu thưởng về bản chất nó cũng là hình thức trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Về bản chất, trả cổ tức bằng cổ phiếu (hoặc thưởng bằng cổ phiếu) là nghiệp vụ chia tách cổ phiếu và nó không phát sinh thêm bất kỳ dòng tiền mới nào giúp doanh nghiệp gia tăng nội lực.
Chia cổ tức bằng cổ phiếu không sẽ giúp tài sản tăng lên, mặc dù nhà đầu tư được sở hữu nhiều cổ phiếu hơn nhưng giá của mỗi cổ phiếu sẽ bị pha loãng vì vậy mà tài sản của nhà đầu tư vẫn giữ nguyên như cũ mà không có sự thay đổi.
Đối với doanh nghiệp, hình thức này giúp doanh nghiệp tăng vốn điều lệ trong sổ sách nhưng bản chất tổng tài sản không đổi.
3. Cách tính giá điều chỉnh khi chia cổ tức:
Công thức tính như sau:
P’ = ( P + ( Pa x a) – C) / (1 + a + b)
Trong đó:
P’: Giá cổ phiếu thay đổi sau khi chia cổ tức.
P: Giá cổ phiếu trước khi chia cổ tức.
Pa: Giá cổ phiếu phát hành thêm dùng cho quyền mua ưu đãi
a: Tỷ lệ cổ phiếu phát hành thêm dùng cho quyền mua mua ưu đãi. Đơn vị tính %.
b: Tỷ lệ chia cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu (tính tổng). Đơn vị tính %
C: Cổ tức bằng tiền.
Ví dụ: Cổ phiếu của VCB ngày 19/12/2022 có giá P= 30.000 VNĐ. Ngày 20/12/2022 là ngày giao dịch không hưởng quyền (Ngày GDKHQ) để trả cổ tức cho cổ phiếu của VCB, với các quyền sau:
– Tỷ lệ chia cổ tức bằng tiền mặt: 100:15 (tương đương 15% hay 1.500 đồng)
– Tỷ lệ chia cổ tức bằng cổ phiếu: 100:10 (tương đương 10%)
– Phát hành thêm theo tỷ lệ 100:20 giá 10.000 đồng.
Do đó, giá cổ phiếu ngày 20/12/2022 của VCB sẽ là: P’ = (30.000 + (10.000 x 20%) – 1.500) / (1 + 20% + 10%) = 23.500 đồng.
Các trường hợp chỉ trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu,… thì chỉ cần bỏ các giá trị không có và áp dụng công thức tính như bình thường.
Ví dụ: Ngày 23/08/2021 là ngày doanh nghiệp X trả cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng cho nhà đầu tư. Tỉ lệ trả cổ tức bằng cổ phiếu là 7%. Tỉ lệ cổ phiếu thưởng là 13%. Ngày 20/8/2021 (phiên giao dịch liền trước phiên ngày 23/08) giá đóng cửa là 39.550 đồng/cổ phiếu.
Giá tham chiếu của doanh nghiệp X tại ngày 23/8 sau khi điều chỉnh do chia cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng là:
39.550 / (1 + 7% + 13%) = 32.958 (đồng/cổ phiếu).
4. Ưu điểm và nhược điểm khi chia cổ tức bằng cổ phiếu:
Về ưu điểm: Nhà đầu tư không bị đánh thuế 2 lần nếu nhận cổ tức bằng cổ phiếu vì vậy tăng tính thanh khoản cho thị trường.
Chia cổ tức bằng cổ phiếu doanh nghiệp sẽ giữ lại được nguồn vốn để làm nguồn lực chi trả các khoản tiền nợ của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, mở rộng kinh doanh hoặc đầu tư vào những dự án mang lại lợi nhuận lâu dài.
Trả cổ tức bằng cổ phiếu giúp số lượng cổ phiếu được lưu hành tăng lên, gián tiếp tăng tính thanh khoản của cổ phiếu đó.
Hình thức trả cổ tức này làm giảm thị giá cổ phiếu, thu hút nhà đầu tư khác mua vào, đặc biệt là sau khi có tin được chia cổ tức.
Nếu doanh nghiệp đang mở rộng đầu tư thì hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu giúp vốn đầu tư giảm nhanh hơn nhiều so với chia tiền mặt.
Về nhược điểm: Cổ tức bằng cổ phiếu đôi khi trở thành đòn “tung hỏa mù”của nhiều doanh nghiệp. Lợi dụng việc hiểu biết chưa rõ của cổ đông, ban lãnh đạo nhiều công ty đã che giấu việc thiếu hụt dòng tiền chia cổ tức (hoặc cố ý để lại quỹ tiền mặt lớn nhằm mục đích cá nhân) bằng việc “thưởng” cổ phiếu thêm. Bằng cách như thế, cổ đông ngộ nhận rằng mình đã được tăng thêm giá trị nhưng thực sự giá trị họ nhận được chẳng là gì hơn ngoài số lượng “giấy” tăng lên.
Nhìn về lịch sử, có khá nhiều cổ phiếu sử dụng chính sách “chỉ” chia cổ tức bằng cổ phiếu. Song cũng có nhiều cổ phiếu tốt kết hợp cả cổ tức bằng tiền mặt lẫn bằng cổ phiếu, giúp gia tăng giá trị cổ đông một cách đáng kể:
Ngoài ra, trong thị trường giá lên (bull market), chính sách bằng cổ phiếu thông thường được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng áp dụng nhờ vào xu thế lạc quan của thị trường. Khi giá cổ phiếu đang có sự tăng mạnh, việc pha loãng cổ phiếu giúp thị giá giảm xuống, tạo tâm lý tích cực cho những nhà đầu tư ngắn hạn có nhu cầu giải ngân.
Ngược lại, trong thị trường giá xuống (bear market), chính sách chia cổ tức bằng cổ phiếu sẽ gây tâm lý tiêu cực cho các nhà đầu tư cổ phiếu tvì việc pha loãng cổ phiếu giúp tăng thêm cảm giác giảm giá cổ phiếu một cách nghiêm trọng.
5. Ưu điểm và nhược điểm khi chia cổ tức bằng tiền mặt:
Về ưu điểm: Việc chia cổ tức bằng tiền mặt đem lại cho cổ đông cảm giác chắc chắn khi tìm kiếm lợi nhuận trong đầu tư cổ phiếu. So với việc công ty giữ lại khoản lợi nhuận sau thuế và chạy theo những cơ hội “hào nhoáng” nhưng không có tính chắc chắn. Thì đối với các cổ đông đầu tư với phong thái phòng thủ, việc nhận cổ tức bằng tiền mặt từ doanh nghiệp mang tính đảm bảo và tâm lý an toàn hơn rất nhiều.
Đây được xem là minh chứng cho dòng tiền vững mạnh của doanh nghiệp. Từ đó tạo được lòng tin và tâm lý an toàn khi đầu tư. Tuy nhiên, các cổ đông cần xem xét kỹ lưỡng thời gian chi trả cổ tức, sự ổn định và cổ tức có sự tăng trưởng. Tránh các trường hợp doanh nghiệp đi vay mượn nợ để trả cổ tức cho cổ đông.
Về nhược điểm: Việc chia cổ tức bằng tiền mặt phải chịu 2 lần thuế. Lần thứ nhất là thuế thu nhập doanh nghiệp (hiện tại đang ở mức 20-22%). Tuy nhiên, tùy vào các lĩnh vực ngành nghề khác nhau mà có những đặc thù ưu đãi về mức thuế riêng biệt. Lần thứ hai là phần cổ tức bằng tiền mặt này phải chịu thuế thu nhập cá nhân ở mức là 5%. Giả sử công ty trả cổ tức là 2.000 đồng thì trên thực tế sau khi trừ các khoản thuế phí bạn chỉ còn nhận lại được mức cổ tức thực tế là 1.900 đồng.
Đối với các công ty đang gặp khó khăn về tài chính, hoặc công ty đang trong giai đoạn phát triển nhanh và mở rộng thì việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ làm giảm lượng tiền trong doanh nghiệp. Từ đó, dẫn đến việc doanh nghiệp thiếu hụt tiền để mở rộng sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: