Có thể yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản được không? Quy định chung về phong tỏa tài khoản? Quy định về việc thực hiện phong tỏa tài khoản?
Ngày nay, trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển ngày càng cao thì tài khoản ngân hàng là một trong những phương tiện giao dịch thanh toán quan trọng đối với các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Hình thức thanh toán qua tài khoản ngân hàng mang lại rất nhiều ưu điểm thuận tiện, chính vì vậy đây là một hình thức thanh toán rât phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp vì lý do bắt buộc nào đó mà cần thiết phải thực hiện phong tỏa tài khoản ngân hàng để tránh gây thiệt hại đối với chủ tài khoản hoặc các chủ thể khác có liên quan. Vậy có thể yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản được không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
–
– Nghị định 101/2012/NĐ-CP
1. Có thể yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản được không?
Theo quy định tại Điều 10 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 và quy định tại Điều 17 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN thì các ngân hàng được quyền thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trong tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:
– Trường hợp có yêu cầu bằng văn bản của các cơ quan có thẩm quyền đến ngân hàng theo quy định của pháp luật.
– Trường hợp có thông báo bằng văn bản của một trong số các chủ tài khoản chung về việc phát sinh tranh chấp liên quan đến tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung. Như vậy, có thể hiểu Ngân hàng được quyền phong tỏa tài khoản ngân hàng của khách hàng nếu được sự chấp thuận của chủ tài khoản đó.
Ngoài ra, theo khoản quy định tại Điều 12 Nghị định 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012, quy định về tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán như sau:
“Điều 12. Tạm khóa và phong tỏa tài khoản thanh toán
Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản trong các trường hợp sau:
a) Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền;
c) Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có dấu hiệu gian lận, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động thanh toán;
d) Khi có tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.”
Theo đó, việc phong tỏa tài khoản ngân hàng phải đúng đối tượng, phải được thực hiện đúng thẩm quyền và tuân thủ theo thủ tục quy định của pháp luật. Việc phong tỏa tài khoản chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền hoặc trong trường hợp ngân hàng phát hiện có sự nhầm lẫn, sai sót trong quá trình thanh toán hoặc phát hiện chủ tài khoản có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động thanh toán, ngoài ra ngân hàng chỉ được phong tỏa tài khoản thanh toán theo yêu cầu của một trong các chủ tài khoản thanh toán đối với tài khoản thanh toán chung. Như vậy, theo quy định của pháp luật thì có thể yêu cầu ngân hàng phong tỏa tài khoản, chủ thể yêu cầu có thể là cơ quan có thẩm quyền hoặc chủ tài khoản thanh toán chung.
2. Quy định chung về phong tỏa tài khoản
2.1. Ai có thẩm quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản?
Chủ thể có thẩm quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản thanh toán bao gồm:
– Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp: theo đó, thủ trưởng và phó thủ trưởng cơ quan điều tra các cấp phải thực hiện thông báo ngay cho viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành ra lệnh phong tỏa tài khoản ngân hàng.
– Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát quân sự các cấp.
– Chánh án và Phó Chánh án Tòa án nhân dân; Chánh án và Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử nhân dân.
– Thẩm phán chủ tọa phiên Tòa.
2.2. Nguyên tắc thực hiện biện pháp phong tỏa tài khoản
Khi phong tỏa tài khoản thanh toán thì ngân hàng chỉ được thực hiện phong tỏa số tiền tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc mức bồi thường thiệt hại mà chủ tài khoản phải thực hiện.
Người được giao thực hiện lệnh phong tỏa tài khoản, được giao quản lý tài khoản bị phong tỏa mà thực hiện việc giải tỏa việc phong tỏa tài khoản thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 về tội vi phạm việc niêm phong, kê biên tài sản và phong tỏa tài khoản.
2.3. Thủ tục tiến hành biện pháp phong tỏa tài khoản
– Khi tiến hành phong tỏa tài khoản ngân hàng, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho tổ chức tín dụng hoặc giao cho kho bạc nhà nước đang quản lý tài khoản của chủ thể bị buộc tội hoặc chủ thể có liên quan. Việc giao và nhận lệnh phong tỏa tài khoản phải được lập thành biên bản theo quy định.
– Tổ chức tín dụng hoặc kho bạc nhà nước phải thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản và tiến hành lập biên bản về việc phong tỏa tài khoản đó ngay sau khi nhận được lệnh phong tỏa tài khoản của cơ quan có thẩm quyền, biên bản về việc phong tỏa tài khoản được lập thành 5 bản, trong đó, một bản được giao ngay cho người bị buộc tội, còn một bản được giao cho người có liên quan đến người bị buộc tội, một bản được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, một bản được đưa vào hồ sơ vụ án, một bản được lưu lại tại tổ chức tín dụng hoặc lưu lại tại Kho bạc nhà nước.
3. Quy định về việc thực hiện phong tỏa tài khoản
– Trong hoạt động tố tụng dân sự
Việc yêu cầu phong tỏa tài khoản tại tổ chức tín dụng được thực hiện theo yêu cầu bằng văn bản của tòa án có thẩm quyền trong quá trình giải quyết vụ án có liên quan đến tài khoản thanh toán và việc áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án được hiệu quả.
Thủ tục yêu cầu tổ chức tín dụng thực hiện phong tỏa tài khoản cần phải thực hiện theo quy định của
– Trong hoạt động tố tụng hình sự
Để bảo đảm cho hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được hiệu quả thì cơ quan có thẩm quyền và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể áp dụng biện pháp yêu cầu phong tỏa tài khoản trong phạm vi thẩm quyền của mình.
Trình tự, thủ tục yêu cầu phong tỏa tài khoản được thực hiện theo quy định tại Điều 129 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Theo đó, biện pháp phong tỏa tài khoản chỉ được áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Ngoài ra, biện pháp phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản của người đó có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.
– Trong hoạt động thi hành án dân sự
Yêu cầu phong tỏa tài khoản là một trong những biện pháp quan trọng nhằm bảo đảm thi hành án đối với các vụ án có liên quan đến tài khoản thanh toán. Theo quy định tại Điều 67 Luật Thi hành án dân sự thì việc phong tỏa tài khoản được thực hiện trong trường hợp người bị buộc tội phải thi hành án có tài khoản tại tổ chức tín dụng.
Quyết định phong tỏa tài khoản của cơ quan có thẩm quyền phải xác định rõ số tiền, tài sản bị phong tỏa. Chấp hành viên phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho tổ chức tín dụng đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án.
Trường hợp cần phong tỏa ngay tài khoản của người phải thi hành án ở nơi gửi giữ mà Tòa án chưa ban hành quyết định phong tỏa tài khoản thì chấp hành viên cần lập biên bản yêu cầu tổ chức tín dụng đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án thực hiện phong tỏa tài khoản.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi lập biên bản yêu cầu phong tỏa tài khoản, chấp hành viên phải ra quyết định phong tỏa tài khoản. Tổ chức tín dụng đang quản lý tài khoản của người phải thi hành án phải thực hiện ngay yêu cầu của chấp hành viên về phong tỏa tài khoản.
– Trong hoạt động quản lý thuế
Yêu cầu phong tỏa tài khoản là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong hoạt động quản lý thuế. Trình tự, thủ tục phong tỏa tài khoản được thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế.
4. Tư vấn trường hợp cụ thể
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em xin được hỏi. Hiện giờ em có số tiền đưa cho vợ gửi ngân hàng, và người đứng tên sổ ngân hàng là vợ. Vợ chồng em có chục chặc, và có dấu hiệu lấy số tiền đó bỏ đi. Vậy em có thể làm đơn yêu cầu ngân hàng tạm thời khóa sổ ngân hàng đó được không? Và phải làm thế nào để vợ em không tự rút tiền ra được, và em có thể đồng sử dụng số tiền trong sổ đó không? Em xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 33
“- Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
– Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
– Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Như vậy, trừ tài sản được tặng cho riêng, thừa kế riêng,… thì những tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân sẽ được xác định là tài sản chung vợ chồng; bạn có quyền được sử dụng số tài sản chung này. Rất khó để có thể đảm bảo vợ bạn không rút tiền ra, bởi vợ bạn là người đứng tên trên sổ tiết kiệm nên vợ bạn có thể giao dịch trực tiếp tại ngân hàng để rút tiền.
Căn cứ theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì: Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
Như vậy, để đảm bảo quyền lợi cho bạn trong khối tài sản chung của hai vợ chồng, tránh trường hợp vợ bạn rút tiền ra để chi tiêu thì bạn có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời bạn có đơn khởi kiện nộp tại Tòa án yêu cầu Tòa án công nhận chế độ thỏa thuận tài sản chung của hai vợ chồng theo quy định Luật hôn nhân và gia đình 2014.