Theo quy định của pháp luật hiện nay, sau khi di chúc được lập hợp pháp và công chứng theo quy định của pháp luật thì các chủ thể lập di chúc có thể tiến hành thủ tục lưu giữ di chúc. Vậy có thể nhờ Văn phòng công chứng lưu giữ di chúc được hay không?
Mục lục bài viết
1. Có thể nhờ văn phòng công chứng lưu giữ di chúc không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 của Luật công chứng năm 2018 có quy định về việc nhận lưu giữ di chúc. Theo đó thì quá trình nhận lưu giữ di chúc được ghi nhận cụ thể như sau:
– Người lập di chúc có quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng được thành lập theo quy định của pháp luật nhận lưu giữ di chúc của mình theo thủ tục luật định. Khi nhận lưu giữ di chúc thì công chứng viên cần phải tiến hành hoạt động niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ngoài ra công chứng viên còn phải ghi giấy nhận lưu giữ di chúc và bàn giao cho người lập di chúc giữ;
– Đối với di chúc đã được tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ theo quy định của pháp luật, tuy nhiên sau đó tổ chức hành nghề công chứng này lại chấm dứt hoạt động trên thực tế, chuyển đổi hoặc chuyển nhượng hoặc giải thể theo quy định của pháp luật, thì trước khi chấm dứt hoạt động, trước khi chuyển đổi hoặc chuyển nhượng hoặc giải thể trên thực tế, tổ chức hành nghề công chứng phải tiến hành hoạt động thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc. Trong trường hợp không thỏa thuận được hoặc không có thoả thuận thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải được trả lại cho người lập di chúc;
– Việc công bố di chúc lưu giữ tại các tổ chức hành nghề công chứng cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
Như vậy theo như phân tích ở trên thì có thể nói, pháp luật hiện nay cho phép người lập di chúc có quyền yêu cầu văn phòng công chứng thành lập theo quy định của pháp luật nhận lưu giữ di chúc của mình. Vì vậy người lập di chúc có thể nhờ văn phòng công chứng lưu giữ di chúc theo thủ tục luật định. Khi nhận lưu giữ tin tức thì công chứng viên cần phải tiến hành hoạt động niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, công chứng viên phải ghi giấy nhận lưu giữ di chúc và giao cho người lập di chúc. Theo quy định của pháp luật hiện nay thì mức thu phí nhận lưu giữ di chúc được xác định là 100.000 đồng/trường hợp.
2. Văn phòng công chứng lưu giữ di chúc trong bao lâu?
Theo như phân tích nêu trên và căn cứ theo quy định tại Bộ luật dân sự năm 2015 thì có thể nói, người lập di chúc hoàn toàn có thể yêu cầu các tổ chức hành nghề công chứng tiến hành hoạt động lưu giữ di chúc, hoặc gửi người khác giữ bản di chúc. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải tiến hành hoạt động bảo quản và lưu giữ theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 và bảo quản theo quy định của pháp luật về công chứng. Người giữ bản di chúc sẽ phải có những nghĩa vụ cơ bản sau đây:
– Giữ bí mật nội dung của di chúc không để lộ ra bên ngoài;
– Giữ gìn và bảo quản di chúc một cách tốt nhất, nếu như di chúc bị thất lạc hoặc hư hại thì cần phải báo ngay cho người lập di chúc biết;
– Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc khi người lập di chúc qua đời, việc giao lại bản di chúc này phải được lập thành văn bản và có chữ ký của người giàu và người nhận, cần phải giao lại bản di chúc trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng.
Như vậy theo như phân tích ở trên thì văn phòng công chứng sẽ có quyền lưu giữ di chúc của cá nhân nếu như cá nhân đó có yêu cầu văn phòng công chứng tiến hành hoạt động lưu giữ theo quy định của pháp luật. Sau khi cá nhân đó qua đời thì văn phòng công chứng sẽ có trách nhiệm giao lại bản di chúc đó cho người thừa kế hoặc cho người có thẩm quyền công bố di chúc theo quy định của pháp luật để họ công bố di chúc trên thực tế.
Mặt khác, căn cứ theo quy định tại Điều 64 của Luật công chứng năm 2018 hiện nay thì có thể nói, bản chính văn bản công chứng và các loại giấy tờ khác trong hồ sơ công chứng phải được lưu giữ ít nhất trong khoảng thời gian 20 năm tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của pháp luật, trong trường hợp lưu giữ ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tư pháp.
Theo đó, di chúc và các loại giấy tờ có trong hồ sơ công chứng di chúc phải được lưu giữ ít nhất trong khoảng thời gian 20 năm tại trụ sở của các tổ chức hành nghề công chứng. Trong trường hợp phòng công chứng được chuyển đổi thành văn phòng công chứng thì hồ sơ công chứng sẽ phải do văn phòng công chứng được chuyển đổi quản lý một cách nghiêm ngặt. Ngược lại, trong trường hợp văn phòng công chuẩn bị giải thể thì hồ sơ công chứng cũng cần phải được chuyển cho một văn phòng công chứng khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tư pháp chỉ định.
Như vậy, trường hợp cá nhân có yêu cầu văn phòng công chứng lưu giữ di chúc đã công chứng thì di chúc đó sẽ được lưu giữ ít nhất trong khoảng thời gian 20 năm tại trụ sở của văn phòng công chứng.
3. Công bố di chúc khi di chúc được lưu giữ tại văn phòng công chứng:
Trong quá trình lưu giữ di chúc tại văn phòng công chứng thì hoạt động công bố di chúc sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 647 của Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó thì việc công bố di chúc sẽ được ghi nhận cụ thể như sau:
– Trường hợp di chúc bằng văn bản thì sẽ phải được tiến hành hoạt động lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng, và công chứng viên sẽ là người công bố di chúc trên thực tế;
– Trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc theo mong muốn và nguyện vọng của bản thân, thì những đối tượng được chỉ định là người công bố di chúc sẽ phải có nghĩa vụ công bố di chúc trên thực tế, nếu như người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chị định nhưng người được chỉ định con bố đi suốt từ chối hoạt động công bố thì những người thừa kế còn lại sẽ cần phải thỏa thuận được cử ra người công bố di chúc khác;
– Sau thời điểm mở thừa kế theo quy định của pháp luật hiện nay thì người công bố di chúc sẽ phải gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung của di chúc để họ nắm bắt;
– Người nhận được bản sao di chúc trên thực tế sẽ có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc xem có sự sai lệch giữa bản sao và bản gốc hay không;
– Trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó cần phải được dịch ra tiếng Việt và phải tiến hành hoạt động công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy thì có thể nói, trường hợp di chúc bằng văn bản được tiến hành hoạt động lưu giữ tại các văn phòng công chứng trên thực tế thì công chứng viên sẽ được xác định là người công bố di chúc. Sau thời điểm mở thừa kế, tức là thời điểm người lập di chúc qua đời, thì người công bố di chúc sẽ phải gửi bản sao của di chúc đó tới cho tất cả những người có liên quan đến nội dung của di chúc theo tâm nguyện của người lập di chúc.
4. Trách nhiệm của văn phòng công chứng khi nhận lưu giữ di chúc:
Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 641 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về trách nhiệm của văn phòng công chứng khi tiến hành hoạt động nhận lưu giữ di chúc như sau:
– Tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ bản di chúc cần phải có trách nhiệm trong việc bảo quản và giữ gìn bản di chúc đó phù hợp với quy định của pháp luật;
– Giữ gìn bí mật nội dung của di chúc để không bị lộ ra bên ngoài;
– Giữ gìn và bảo quản bản di chúc theo tâm nguyện của người lập di chúc, nếu như bản di chúc bị thất lạc hoặc hư hại thì cần phải báo ngay cho người lập di chúc biết;
– Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc qua đời, ngoài ra thì việc bàn giao lại bản di chúc sẽ phải được lập thành văn bản và có chữ ký của người giao, có chữ ký của người nhận và trước sự có mặt của ít nhất 02 người làm chứng.
Vì thế văn phòng công chứng cần phải tuân thủ đầy đủ các trách nhiệm trên đây để không vi phạm quy định của pháp luật trong quá trình nhận lưu giữ di chúc.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Công chứng năm 2018.