Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập khu vực quốc tế, vấn đề về quốc tịch Việt Nam đặt ra nhiều băn khoăn cho các cơ quan lập pháp và các nhà nghiên cứu. Vậy có thể nhập quốc tịch khác mà không mất quốc tịch Việt Nam hay không?
Mục lục bài viết
1. Có thể nhập quốc tịch khác mà không mất quốc tịch Việt Nam không?
Pháp luật hiện nay có những quy định cụ thể về quốc tịch. Căn cứ theo quy định tại Điều 1 của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 có quy định về quốc tịch Việt Nam. Theo đó để có thể hiểu quốc tịch Việt Nam là khái niệm để chỉ mối quan hệ gắn bó mật thiết của cá nhân đối với nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quốc tịch Việt Nam làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của công dân mang quốc tịch Việt Nam đối với nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quốc tịch Việt Nam phát sinh trách nhiệm của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân mang quốc tịch Việt Nam đó. Vì vậy, đây được xem là mối quan hệ tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau. Như vậy có thể nói, quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân mang quốc tịch với nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa công dân với nhà nước và ngược lại.
Trên thực tế thì quốc tịch có mối quan hệ khăng khít và không tách rời với nhà nước, bởi vậy sự ra đời của nhà nước quyết định đến sự ra đời và tồn tại của quốc tịch, ngược lại thì quốc tịch phản ánh công quyền của nhà nước đó. Bởi vậy có quan điểm cho rằng phương tiện pháp lý (tức là các văn bản quy phạm pháp luật) làm cho quốc tịch xuất hiện và mất đi là không đúng.
Nguyên nhân làm quốc tịch xuất hiện chính là quá trình vận động xã hội và kết quả của sự vận động đó làm suất hiện chính quyền nhà nước. Sau đó giai cấp thống trị mới ban hành pháp luật về quốc tịch nhầm điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân sinh sống trên lãnh thổ của quốc gia. Để có thể thực hiện và bảo vệ chủ quyền quốc gia, chính quyền nhà nước cần phải xác định những người thuộc về nhà nước mình và chịu sự quản lý của nhà nước đó.
Tuy nhiên hiện nay nhiều người đặt ra câu hỏi: Có thể nhập quốc tịch khác mà không mất quốc tịch Việt Nam được hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về quốc tịch. Căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 có quy định về căn cứ mất quốc tịch Việt Nam. Theo đó thì có thể kể đến một số căn cứ mất quốc tịch Việt Nam như sau:
– Xin thôi quốc tịch Việt Nam theo nguyện vọng của bản thân;
– Bị tước quốc tịch Việt Nam bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014. Trong trường hợp này tức là không đăng ký khi: Những đối tượng được xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam tuy nhiên không có các loại giấy tờ chứng minh về quốc tịch Việt Nam căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 thì sẽ tiến hành hoạt động đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam trên lãnh thổ của nước ngoài để có thể xác định có quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam theo quy định của pháp luật;
– Bị mất quốc tịch Việt Nam theo điều ước quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Vì vậy có thể nói, không tiến hành thủ tục đăng ký để giữ quốc tịch Việt Nam căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 được coi là một trong những căn cứ mất quốc tịch Việt Nam theo như phân tích nêu trên. Những đối tượng được xác định là người Việt Nam định cư ở nước ngoài dù muốn nhập tịch nước ngoài hay không, nếu không đăng ký giữ quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật nêu trên thì có thể sẽ bị mất quốc tịch Việt Nam, vì vậy pháp luật hiện nay không có quy định về việc, muốn nhập quốc tịch nước ngoài thì bắt buộc phải xin thôi quốc tịch Việt Nam.
Hay nói cách khác, công dân Việt Nam sẽ bị mất quốc tịch Việt Nam khi thuộc một trong những trường hợp nêu trên, và có thể xin nhập tịch của các quốc gia khác mà không bị mất quốc tịch Việt Nam khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật như đã phân tích nêu trên.
2. Các loại giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam hiện nay:
Pháp luật hiện nay cũng có những quy định cụ thể về các loại giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam. Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 có quy định về giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam. Theo đó thì trong quá trình chứng minh quốc tịch Việt Nam, một trong những loại giấy tờ sau đây sẽ có giá trị chứng minh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:
– Giấy khai sinh của công dân được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong trường hợp giấy khai sinh không thể hiện rõ công dân đó mang quốc tịch Việt Nam thì sẽ phải kèm theo các loại giấy tờ khác chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;
– Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Hộ chiếu Việt Nam còn thời hạn được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam hoặc quyết định cho phép trở lại quốc tịch Việt Nam khi thỏa mãn các điều kiện luật định, quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với những đối tượng được xác định là trẻ em là người nước ngoài, quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
Như vậy thì có thể nói, một trong những loại giấy tờ trên đây sẽ có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
3. Người Việt Nam nhập cư sang nước ngoài thì có bị mất quốc tịch Việt Nam không?
Hiện nay có rất nhiều người Việt Nam nhập cư sang nước ngoài. Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 có quy định về người có quốc tịch Việt Nam. Cụ thể như sau:
Người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện nay bao gồm nhiều đối tượng khác nhau, có thể là người đang có quốc tịch Việt Nam cho đến nay Luật quốc tịch Việt Nam có hiệu lực pháp luật là người có quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng chưa mất quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật đến trước ngày Luật quốc tịch Việt Nam có hiệu lực thì vẫn sẽ mang quốc tịch Việt Nam đó;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài chưa mất quốc tịch Việt Nam, nhưng không có các loại giấy tờ chứng minh về nguồn gốc không có các loại giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 11 của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 như phân tích nêu trên, thì sẽ tiến hành hoạt động đăng ký với cơ quan đại diện Việt Nam trên lãnh thổ của nước ngoài để có thể xác định quốc tịch Việt Nam và cấp hộ chiếu Việt Nam.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Luật quốc tịch Việt Nam năm 2014 có quy định về mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, cụ thể như sau:
– Người có quốc tịch Việt Nam sẽ được xác định là công dân Việt Nam và được nhà nước Việt Nam bảo vệ;
– Công dân mang quốc tịch Việt Nam sẽ được nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và công dân đó phải làm tròn nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật;
– Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có những chính sách đãi ngộ để công dân Việt Nam trên lãnh thổ của nước ngoài có điều kiện để hưởng các quyền lợi của công dân và làm tròn nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước phù hợp với hoàn cảnh sống xa đất nước;
– Quyền và nghĩa vụ của công dân mang quốc tịch Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài đang định cư ở nước ngoài sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Theo đó thì có thể nói, trong trường hợp công dân định cư ở nước ngoài mà chưa mất quốc tịch Việt Nam trước ngày 01/7/2009 thì vẫn còn quốc tịch Việt Nam và họ vẫn là công dân Việt Nam.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2014;
– Nghị định số 16/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Quốc tịch Việt Nam.