Có thể cách ly bố vì thường xuyên bạo lực gia đình không? Quy định xử phạt đối với hành vi bạo lực gia đình.
Có thể cách ly bố vì thường xuyên bạo lực gia đình không? Quy định xử phạt đối với hành vi bạo lực gia đình.
Tóm tắt câu hỏi:
Ba tôi thường xuyên dùng bạo lực khi bực bội để xả cơn giận với em tôi và thường xuyên kiếm chuyện để gây gổ đánh đập mẹ tôi. Tôi có thể hạn chế quyền làm cha hoặc xin cách ly với ba tôi trong trường hợp này không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Theo như thông tin của bạn, đối với hành vi của người cha trong việc thường xuyên dùng bạo lực khi bực bội để xả cơn giận với em bạn và thường xuyên kiếm chuyện để gây gổ đánh đập mẹ bạn thì bạn có quyền làm đơn tố cáo lên cơ quan chính quyền địa phương nơi bạn và gia đình cư trú để yêu cầu giải quyết.
Trong trường hợp này, theo quy định tại Điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì người cha sẽ bị xử phạt hành chính khi xâm hại sức khỏe các thành viên trong gia đình như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
Do đó, tùy vào mức độ vi phạm hì người cha sẽ bị phạt hành chính và ngoài ra còn bị buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 49 Nghị định này.
Bên cạnh đó, tùy vào kết quả điều tra của cơ quan công an kèm theo kết quả giám định thương tích của em và mẹ bạn thì người cha có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác theo Điều 104 Bộ luật hình sự 1999:
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Có tổ chức;
g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hình sự qua tổng đài: 1900.6568
Do đó, khi bị kết án với hành vi phạm tội nêu trên thì căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 85 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì:
Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
Như vậy, trong trường hợp này, căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của bạn ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm.