Các diện được bảo lãnh, điều kiện và thủ tục bảo lãnh ra nước ngoài phụ thuộc vào pháp luật từng nước, chính vì thế, việc có thể bảo lãnh con ngoài giá thú ra nước ngoài được hay không sẽ phụ thuộc vào pháp luật của nước đó. Vậy có thể bảo lãnh con ngoài giá thú ra nước ngoài không?
Mục lục bài viết
1. Có thể bảo lãnh con ngoài giá thú ra nước ngoài không?
Các diện được bảo lãnh, điều kiện và thủ tục bảo lãnh ra nước ngoài phụ thuộc vào pháp luật từng nước, chính vì thế, việc có thể bảo lãnh con ngoài giá thú ra nước ngoài được hay không sẽ phụ thuộc vào pháp luật của nước đó.
Ví dụ về việc bảo lãnh tại nước Nhật:
- Việc xin visa sang thăm người thân ở Nhật sẽ được tiến hành tại đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Những giấy tờ sau khi được thụ lý sẽ không được gửi trả lại trừ Passport của người được bảo lãnh.
- Hồ sơ chỉ được xét duyệt khi những loại giấy tờ còn hiệu lực (trước 3 tháng kể từ ngày cấp), do đó phải nên lưu ý vấn đề này trước khi nộp hồ sơ xin visa.
- Thời gian thụ lý hồ sơ của đại sứ quán sẽ là 1 tuần và họ có thể sẽ yêu cầu bổ sung về các giấy tờ cần thiết tuỳ theo trường hợp.
- Visa được cấp là loại visa ngắn ngày, có hiệu lực trong thời gian là 3 tháng, trong thời gian visa có hiệu lực thì người được bảo lãnh có thể sang Nhật vào bất kì tại thời điểm nào kể từ ngày nhận được visa.
- Người được bảo lãnh sang Nhật có thể về nước bất kỳ khi nào mà mình muốn, tuy nhiên không được quá thời hạn trên visa. Visa sẽ chỉ áp dụng cho việc nhập cảnh duy nhất một lần.
- Để được bảo lãnh sang Nhật Bản thì cần thực hiện thủ tục xuất cảnh ở Việt Nam và nhập cảnh tại Nhật Bản. Cụ thể thì:
+ Người được bảo lãnh cần phải chuẩn bị những giấy tờ dưới đây:
++ Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu.
++ Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn giá trị của người mà có đề nghị cấp hộ chiếu để kiểm tra, đối chiếu.
++ Đơn xin tư cách lưu trú.
++ Giấy chứng nhận kết hôn.
+ Người bảo lãnh cần phải chuẩn bị những giấy tờ dưới đây:
++ Bản sao thẻ tư cách lưu trú.
++ Bản sao hộ chiếu.
++ Giấy xác nhận cư trú.
++ Thư bảo lãnh.
++ Giấy tờ chứng minh khả năng bảo lãnh.
Hay ví dụ về việc bảo lãnh tại Mỹ như sau:
- Nếu người bảo lãnh là công dân Mỹ thì có thể làm đơn xin bảo lãnh người thân ở nước ngoài để nhập cư tới Mỹ gồm có:
+ Chồng hoặc vợ.
+ Con cái mà chưa kết hôn dưới 21 tuổi.
+ Con cái mà chưa kết hôn trên 21 tuổi.
+ Con cái mà đã kết hôn ở bất kỳ độ tuổi nào.
+ Anh chị em, nếu như người bảo lãnh ít nhất 21 tuổi.
+ Cha mẹ, nếu như người bảo lãnh ít nhất 21 tuổi.
- Việc đi nước Mỹ qua hình thức bảo lãnh vẫn là một trong những nền tảng chính của hệ thống nhập cư hợp pháp của bên Hoa Kỳ. Gia đình người nhập cư được phân thành hai loại chính, đó là: Người thân của công dân Hoa Kỳ được coi là “người nhập cư đặc biệt” và sẽ không phải chịu hạn chế hạn ngạch; và “Những người nhập cư ưu tiên” sẽ được chấp nhận theo một hệ thống hạn ngạch trên toàn thế giới và quốc gia cụ thể.
- Những người nhập cư đặc biệt bao gồm cha mẹ, vợ hoặc chồng, và con cái ở độ tuổi vị thành niên mà chưa lập gia đình (dưới 21 tuổi) của công dân Hoa Kỳ.
- Những người nhập cư ưu tiên theo diện gia đình được phân thành một trong các loại ưu tiên sau đây:
+ Ưu tiên hạng 1 FB1: đối với con trai và con gái chưa lập gia đình của công dân Mỹ.
+ Ưu tiên hạng 2 FB2A: đối với vợ/chồng và con trai/gái dưới 18 tuổi độc thân của người bảo lãnh có thẻ xanh.
+ Ưu tiên hạng 2 FB2B: đối với con trai/gái trên 18 tuổi độc thân của người bảo lãnh có thẻ xanh.
+ Ưu tiên hạng 3 FB3: đối với con trai/gái đã có gia đình của người bảo lãnh là công dân Mỹ
+ Ưu tiên hạng 4 FB4: đối với anh em của người bảo lãnh là công dân Mỹ
- Các quy định khác của luật nhập cư hoàn toàn cho phép vợ hoặc chồng đủ điều kiện của công dân Hoa Kỳ vừa qua đời được nhập cư.
Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng hoàn toàn có thể bảo lãnh con ngoài giá thú ra nước ngoài (tùy theo pháp luật của nước chuẩn bị đến).
2. Các giấy tờ phải có khi con ngoài giá thú ra nước ngoài theo diện bảo lãnh:
Các giấy tờ phải có khi con ngoài giá thú ra nước ngoài theo diện bảo lãnh gồm có:
2.1. Hộ chiếu:
Để được cấp hộ chiếu thì cần phải có các giấy tờ sau:
- Tờ khai theo mẫu quy định đã điền đầy đủ thông tin, 02 ảnh chân dung;
- Hộ chiếu phổ thông cấp lần gần nhất còn giá trị sử dụng đối với người mà đã được cấp hộ chiếu;
- Nếu như trường hợp hộ chiếu còn giá trị sử dụng bị mất thì khi đó còn phải kèm theo đơn báo mất hoặc thông báo về việc là đã tiếp nhận đơn của cơ quan có thẩm quyền;
- Bản sao Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi chưa được cấp về mã số định danh cá nhân; nếu trong trường hợp mà không có bản sao Giấy khai sinh, trích lục khai sinh thì nộp bản chụp và xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu;
- Bản sao giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh về vấn đề là người đại diện hợp pháp theo quy định đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người chưa đến đủ 14 tuổi; trường hợp không có bản sao thì nộp bản chụp và xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu;
- Chứng minh nhân dân hoặc là Thẻ căn cước công dân.
2.2. Giấy thông hành:
Để được cấp giấy thông hành thì cần phải có các giấy tờ sau:
- Tờ khai theo mẫu quy định đã điền đầy đủ thông tin. Tờ khai của các trường hợp dưới đây thì phải thực hiện như sau:
+ Người quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định hướng dẫn Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thì tờ khai sẽ phải có xác nhận và đóng dấu giáp lai ảnh của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trực tiếp quản lý;
+ Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người chưa có đủ 14 tuổi thì tờ khai sẽ do chính cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật khai và ký tên, có xác nhận và đóng dấu giáp lai vào ảnh của Trưởng công an xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú;
+ Người chưa đủ 16 tuổi đề nghị cấp chung giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới Việt Nam – Trung Quốc với cha hoặc là với mẹ thì tờ khai phải do cha hoặc mẹ khai và ký tên.
- 02 ảnh chân dung, cỡ 4cm x 6cm. Nếu như trường hợp người chưa có đủ 16 tuổi đề nghị cấp chung giấy thông hành với cha hoặc mẹ thì dán 01 ảnh kích cỡ 3 cm x 4cm của trẻ em đó vào tờ khai và nộp kèm 01 ảnh 3 cm x 4cm của trẻ em đó để dán vào giấy thông hành.
- Giấy tờ khác đối với những trường hợp dưới đây:
+ 01 bản sao của giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh đối với người chưa đủ 14 tuổi;
+ 01 bản chụp có chứng thực giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp chứng minh chính là một người đại diện theo pháp luật theo quy định đối với người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người chưa có đủ 14 tuổi. Trường hợp bản chụp nhưng không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu;
+ Giấy thông hành mà đã được cấp, nếu còn giá trị sử dụng;
+
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
- Văn bản hợp nhất 29/VBHN-VPQH 2023 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
THAM KHẢO THÊM: