Cơ sở giáo dục đại học là gì? Thuật ngữ tiếng Anh? Cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo mấy loại hình? Đặc điểm giáo dục đại học nước ta?
Cơ sở giáo dục đại học phải được thành lập theo quy định pháp luật. Về ý nghĩa giáo dục, bậc đại học mang tính định hướng, trọng tâm phát triển của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Hoạt động tổ chức, chất lượng và hình thức thực hiện đều nhằm phát triển nguồn nhân lực có tri thức, năng lực cao. Các hình thức tổ chức cơ sở giáo dục đều được thực hiện theo quy định pháp luật liên quan. Trong đó,
Căn cứ pháp lý:
–
–
– Nghị định số 99/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Cơ sở giáo dục đại học là gì?
Khái niệm này được quy định trong khoản 1 Điều 4 của Luật Giáo dục đại học. Trong đó:
“Điều 4. Giải thích từ ngữ
1. Cơ sở giáo dục đại học là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng.”
Trong hệ thống giáo dục, đại học được xem là bậc học cao hơn. Sau khi tốt nghiệp THPT, tùy thuộc vào nhu cầu học tập, nghiên cứu mà người học có thể tham gia giáo dục đại học.
Cơ sở giáo dục đại học bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác. Việc xác định hình thức phải phù hợp với quy định của pháp luật. Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước. Qua đó mang đến ý nghĩa thúc đẩy năng lực, chuyên môn cũng như tầm hiểu biết chung.
2. Thuật ngữ tiếng Anh:
Cơ sở giáo dục đại học tiếng Anh là Higher education institution.
3. Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được tổ chức theo mấy loại hình?
3.1. Các quy định pháp luật liên quan:
“Điều 7. Cơ sở giáo dục đại học
1. Cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, bao gồm đại học, trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có tên gọi khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Đại học quốc gia, đại học vùng là đại học thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
2. Loại hình cơ sở giáo dục đại học bao gồm:
a) Cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và là đại diện chủ sở hữu;
b) Cơ sở giáo dục đại học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động.
Cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là cơ sở giáo dục đại học mà nhà đầu tư cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi nhận trong quyết định cho phép thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình cơ sở giáo dục đại học; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phân lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục đại học.
Chỉ chuyển đổi cơ sở giáo dục đại học tư thục sang cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.
3. Các loại hình cơ sở giáo dục đại học bình đẳng trước pháp luật.”
Phân tích quy định:
Về loại hình, ta có cơ sở Giáo dục công lập và tư thục. Tùy thuộc vào hoạt động quản lý, điều hành cũng như tính chất đầu tư trong hay ngoài nhà nước.
Mới đây Chính phủ ban hành Nghị định 99/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục đại học sửa đổi. Trong đó cụm từ xác định loại cơ sở giáo dục đại học gồm: Đại học, trường đại học, học viện. Đây cũng là các hình thức tồn tại của các cơ sở giáo dục đại học.
Tên của cơ sở cũng xác định hình thức tương ứng của cơ sở đó. Mỗi hình thức lại có đặc điểm thể hiện và ý nghĩa quản lý riêng. Nội dung dưới đây sẽ hướng dẫn phân biệt 3 loại hình cơ sở giáo dục nêu trên dựa trên các văn bản pháp luật có liên quan:
3.2. Đại học:
– Là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật giáo dục đại học. Đây là một hình thức tổ chức trên thực tế của các cơ sở. Còn về chất lượng, các tiêu chí cũng như định hướng giáo dục đảm bảo theo chất lượng đào tạo đại học.
Các đơn vị cấu thành đại học cùng thống nhất thực hiện mục tiêu, sứ mạng, nhiệm vụ chung. Trong đó, mỗi trường trong lĩnh vực, hoạt động giảng dạy của mình thường xác định sứ mạng cụ thể, phù hợp.
– Cơ cấu tổ chức:
+ Hội đồng đại học;
+ Giám đốc đại học; phó giám đốc đại học;
+ Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);
+ Trường đại học, viện nghiên cứu thành viên (nếu có);
+ Trường, ban chức năng, tổ chức khoa học và công nghệ, thư viện và tổ chức phục vụ đào tạo khác;
+ Khoa, phân hiệu, viện nghiên cứu, trung tâm, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của đại học.
3.3. Trường đại học, Học viện:
Trường đại học, học viện (sau đây gọi chung là trường đại học) là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều ngành, được cơ cấu tổ chức theo quy định của Luật giáo dục đại học. Các khái niệm vẫn được xác định giống với hình thức đại học.
– Cơ cấu tổ chức:
+ Hội đồng trường;
+ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường đại học; giám đốc, phó giám đốc học viện;
+ Phòng, ban chức năng;
+ Khoa, bộ môn; tổ chức khoa học và công nghệ;
+ Tổ chức phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ;
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
+ Phân hiệu (nếu có);
+ Hội đồng khoa học và đào tạo, các hội đồng tư vấn.
Trong đó, việc tổ chức nhằm đảm bảo mang đến chất lượng, hiệu quả của công tác giảng dạy.
Kết luận:
Như vậy có thể thấy ở Việt Nam hiện nay giáo dục đại học tồn tại ở những mô hình sau: Trường đại học, viện đại học, đại học, học viện, nhạc viện, trường cao đẳng. Các hình thức này đều được xác định là trình độ đào tạo Đại học, Cao đẳng. Được diễn ra sau khi kết thúc THPT và là điều kiện cơ bản nếu có nhu cầu tham gia trình độ đào tạo sau đại học.
3.4. Một số ví dụ:
– Ví dụ một số trường đại học tư thục (các trường đại học ngoài công lập) có thể kể đến như Đại học Anh Quốc Việt Nam, Đại học RMIT, Đại học FPT, Đại học Phương Đông,…
– Một số trường đại học công lập như là: Đại học Bách Khoa, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Dược Hà Nội, Đại học Ngoại thương,… Các trường này thường thuộc quản lý, trực thuộc của một Bộ cụ thể. Như trường Đại học Luật Hà nội trực thuộc Bộ Tư Pháp.
– Đại học vùng là cơ sở giáo dục đại học công lập, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo tính chất xác định tầm nhìn, chiến lược của vùng, có chức năng đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực ở các trình độ của giáo dục đại học. Qua đó các mục tiêu đóng góp, phát triển vùng được đề cao. Trình độ đại học đào tạo công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của vùng, miền và cả nước.
4. Đặc điểm giáo dục đại học nước ta:
4.1. Các định hướng trong giáo dục:
Các định hướng được căn cứ vào năng lực và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội:
– Cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu:
Có mục tiêu và nội dung xây dựng theo hướng chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học. Các hoạt động nghiên cứu để mạnh về lý luận. Từ đó, chúng ta có thể giải thích, tìm ra nguyên nhân cũng như các cách thức triển khai vấn đề.
Đây là nền móng phát triển các công nghệ nguồn. Làm nền tảng để phát triển các lĩnh vực khoa học ứng dụng và công nghệ.
– Cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng:
Tính chất ứng dụng, áp dụng để thực hiện trên thực tế tổ chức công việc.
Có mục tiêu và nội dung xây dựng theo hướng phát triển kết quả nghiên cứu cơ bản, ứng dụng các công nghệ nguồn thành các giải pháp công nghệ, quy trình quản lý. Từ đó làm ra các sản phẩm phục vụ nhu cầu, tìm kiếm lợi nhuận, định hướng phát triển đất nước.
Triển khai các kết quả nghiên cứu ứng dụng đã đạt được vào thực tiễn cuộc sống.
– Thiết kế các công cụ hoàn chỉnh phục vụ nhu cầu đa dạng của con người.
4.2. Nội dung:
Chương trình đạo tạo giáo dục đại học gồm những nội dung chính như:
– Mục tiêu chính của giáo dục đại học:
Là đạo tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà, đảm bảo về trình độ chuyên môn, kỹ năng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Mục tiêu này được xác định, làm kim chỉ nam cho nhiều ngành, nhiều trường trong sứ mệnh. Từ đó, phải đảm bảo chất lượng đào tạo về lý luận, áp dụng vào thực tiễn.
Trình độ đại học càng được tổ chức rộng rãi, càng đảm bảo nâng cao chất lượng dân chí chung. Cũng như đóng góp xây dựng trong lực lượng, tiến bộ xây dựng đất nước.
– Chương trình đào tạo:
Chương trình được xây dựng có tính tổng quát, đào tạo lý thuyết căn cứ vào nền tăng lý thuyết ứng dụng vào thực hành.
Hoạt động học thuật hiện nay cũng khá phổ biến trong sinh viên. Họ được tiếp cận các lý luận, các nguyên lý. Đây là gốc rễ có thể giải thích và giải quyết được nhiều vấn đề thực tiễn. Nếu như trước đây, học thuật là hoạt động của đội ngũ giảng viên thì nay các trường đã cho sinh viên được tham gia nghiên cứu các đề tài và chủ đề.
– Cơ sở vật chất – kỹ thuật:
Trong từng cơ sở giáo dục sẽ có những đặc điểm riêng phù hợp với ngành nghề đạo tạo. Từ đó đảm bảo chất lượng, nhu cầu cũng như mục đích giảng dạy thực tế.