Dịch vụ kế toán là hoạt động thực hiện nghiệp vụ kế toán một cách chuyên nghiệp dành cho các tổ chức hoặc các doanh nghiệp. Dịch vụ kế toán thực hiện một trong các công việc liên quan đến chế độ báo cáo tài chính, báo cáo thuế ... một cách nhanh chóng và chính xác. Vậy cơ quan nhà nước có được thuê dịch vụ kế toán ngoài hay không?
Mục lục bài viết
1. Cơ quan nhà nước được thuê dịch vụ kế toán ngoài không?
Pháp luật hiện nay đã quy định cụ thể về vấn đề đơn vị kế toán. Đơn vị kế toán được định nghĩa cụ thể tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật kế toán năm 2019. Theo đó, đơn vị kế toán được xác định là cơ quan, tổ chức, đơn vị được quy định cụ thể tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 2 của Văn bản hợp nhất luật kế toán năm 2019 có lập chế độ báo cáo tài chính. Theo đó, đơn vị kế toán bao gồm các cơ quan, tổ chức và đơn vị sau đây:
– Cơ quan có nhiệm vụ thu, chi ngân sách nhà nước các cấp;
– Các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước;
– Các tổ chức và đơn vị sự nghiệp công sử dụng nguồn ngân sách nhà nước;
– Doanh nghiệp được thành lập hợp pháp và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, các chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ của Việt Nam;
– Hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã thành lập theo quy định của pháp luật về hợp tác xã.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 22 của
– Đơn vị kế toán trong lĩnh vực kinh doanh, các tổ chức và đơn vị sự nghiệp công sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, các đơn vị kế toán khác căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kế toán, thì sẽ được quyền thuê đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để làm kế toán hoặc thuê đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán. Tổ chức đơn vị sự nghiệp có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước có quyền thuê các đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để làm kế toán hoặc thuê các đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để làm kế toán trưởng, phụ trách kế toán do người đại diện theo pháp luật của đơn vị quyết định;
– Các đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán khi tiến hành hoạt động cử người làm dịch vụ kế toán cho khách hàng cần phải đảm bảo đầy đủ quy định tại Điều 56, Điều 58 Văn bản hợp nhất luật kế toán năm 2019, đồng thời không được thuộc các trường hợp không được làm kế toán hoặc không được cung cấp dịch vụ kế toán căn cứ theo quy định tại Điều 19 và Điều 25 của Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kế toán;
– Các đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán khi tiến hành hoạt động cử người làm dịch vụ kế toán trưởng, phụ trách kế toán cho khách hàng cần phải tuân thủ đầy đủ quy định tại Điều 56, Điều 58 của Văn bản hợp nhất luật kế toán năm 2019, đồng thời cần phải tuân thủ theo quy định tại Điều 21 của Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kế toán, và đồng thời không thuộc các trường hợp không được làm kế toán hoặc không được cung cấp dịch vụ kế toán căn cứ theo quy định tại Điều 19 và Điều 25 của Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kế toán.
Theo đó thì có thể nói, các tổ chức và đơn vị sự nghiệp công sử dụng nguồn ngân sách nhà nước mới được phép thuê dịch vụ kế toán ngoài. Nếu cơ quan nhà nước có sử dụng nguồn ngân sách nhà nước thì sẽ không được phép thuê dịch vụ kế toán ngoài, đó là một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật về kế toán.
2. Những trường hợp nào không được phép cung cấp dịch vụ kế toán?
Căn cứ theo quy định tại Điều 68 của Văn bản hợp nhất luật kế toán năm 2019 có quy định về các trường hợp không được phép cung cấp dịch vụ kế toán. Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, các hộ kinh doanh kinh doanh dịch vụ kế toán sẽ không được phép tiến hành hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán cho các đơn vị kế toán khác khi người có trách nhiệm quản lý, người có trách nhiệm điều hành doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, những đối tượng được xác định là người đại diện hộ kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc người trực tiếp thực hiện dịch vụ kế toán của các doanh nghiệp/của các hộ kinh doanh dịch vụ kế toán thuộc một trong những trường hợp cơ bản sau đây:
– Là cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, vợ chồng, con đẻ, con nuôi, anh chị em ruột của những người có trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, trách nhiệm điều hành, kế toán trưởng của các đơn vị kế toán, ngoại trừ trường hợp các đơn vị kế toán được xác định là doanh nghiệp tư nhân, hoạt động dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu hoặc các trường hợp cụ thể khác do Chính phủ quy định cụ thể;
– Có quan hệ kinh tế, có quan hệ tài chính với các đơn vị kế toán đó;
– Không đáp ứng đầy đủ năng lực chuyên môn hoặc không đáp ứng đầy đủ điều kiện để có thể thực hiện dịch vụ kế toán;
– Đang tiến hành hoạt động cung cấp dịch vụ làm kế toán trưởng cho khách hàng là tổ chức có quan hệ kinh tế, tổ chức có quan hệ tài chính với đơn vị kế toán đó;
– Các đơn vị kế toán yêu cầu thực hiện các công việc không đúng với chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, hoặc các công việc không đúng với yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ kế toán, nghiệp vụ tài chính;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì có thể nói, nếu thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì sẽ không được phép tiến hành hoạt động cung cấp dịch vụ kế toán.
3. Trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trưởng trong cơ quan nhà nước:
Căn cứ theo quy định tại Điều 55 của Văn bản hợp nhất luật kế toán năm 2019 có quy định về trách nhiệm của kế toán trưởng. Theo đó, trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trưởng trong cơ quan nhà nước sẽ bao gồm:
– Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về tài chính trong các đơn vị kế toán;
– Tiến hành hoạt động tổ chức điều hành bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;
– Lập đầy đủ và chính xác báo cáo tài chính, quá trình lập báo cáo tài chính cần phải tuân thủ chế độ kế toán và chuẩn mực kế toán.
Bên cạnh đó, về quyền hạn của kế toán trưởng trong các đơn vị sự nghiệp sử dụng nguồn ngân sách nhà nước, được quy định cụ thể bao gồm:
– Kế toán trưởng có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán;
– Có ý kiến bằng văn bản đối với người đại diện theo pháp luật của các đơn vị kế toán về việc tuyển dụng, tăng lương, khen thưởng, điều chuyển, kỷ luật đối với người làm kế toán, thủ khoa hoặc những người làm chức vụ thủ quỹ;
– Yêu cầu các bộ phận liên quan trong các đơn vị kế toán cung cấp đầy đủ tài liệu, cung cấp kịp thời các loại tài liệu và giấy tờ liên quan đến công việc kế toán, giám sát tài chính của kế toán trưởng;
– Bảo lưu ý kiến chuyên môn bằng văn bản khi có ý kiến khác với ý kiến của những người ra quyết định;
– Báo cáo bằng văn bản cho người đại diện theo pháp luật của các đơn vị kế toán khi phát hiện ra những hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kế toán, vi phạm quy định về tài chính trong đơn vị. Trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì cần phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời không phải chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành quyết định đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH 2019 Luật Kế toán;
– Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kế toán;
– Thông tư 40/2020/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ báo cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán và
THAM KHẢO THÊM: