Việc di dời mồ mả là vấn đề quan trọng trong đời sống tín ngưỡng của người dân Việt Nam, vì vậy chỉ khi thuộc các trường hợp theo quy định thì việc này mới được thực hiện. Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc các vấn đề pháp lý liên quan đến việc di dời mồ mả.
Mục lục bài viết
1. Cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định di dời mồ mả?
Chị Nga ở Hải Phòng có gửi câu hỏi tới Luật Dương Gia như sau: Gia đình tôi có phần mộ của tổ tiên đang nằm vào khu vực giải tỏa để làm đường quốc lộ. Tôi không biết là sau khi thu hồi phần đất này thì gia đình tôi phải di dời mồ mả như thế nào và cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định di dời mồ mả?
Cảm ơn chị Nga đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới Luật Dương Gia, về vấn đề thắc mắc của chị chúng tôi xin giải đáp như sau:
Có thể thấy, việc di dời mồ mả chủ yếu là vì lý do thực hiện các dự án kinh tế xã hội. Vì vậy, khi gia đình có mồ mả phải di dời thì sẽ được nhà nước chi trả một khoản bồi thường theo quy định.
Việc bồi thường khi di chuyển mồ mả được thực hiện theo quy định sau: Trường hợp di chuyển mồ mả không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều 8
Do đó, từ các căn cứ trên có thể xác định: thẩm quyền trong việc quyết định di dời mồ mả sẽ thuộc về cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định tại
Căn cứ Điều 66 Luật Đất đai 2013 quy định thẩm quyền thu hồi đất như sau:
* Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất đối với các đối tượng sau đây::
– Tổ chức, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 66 Luật Đất đai 2013;
– Đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
* Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất đối với các đối tượng sau đây:
– Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
* Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng các đối tượng trên thì cơ quan có thẩm quyền thu hồi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.
Như vậy, đối với trường hợp của gia đình chị Nga sẽ được Nhà nước bồi thường về đất và các chi phí liên quan đến việc di dời mồ mả và tùy thuộc vào từng đối tượng sử dụng đất cụ thể mà cơ quan có thẩm quyền di dời mồ mả là Ủy ban nhân dân các cấp cụ thể đối với hộ gia đình chị Nga sẽ do Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định di dời mồ mả.
2. Việc di dời mồ mả được thực hiện khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12
Các nghĩa trang và các phần mộ riêng lẻ phải di chuyển nếu thuộc các trường hợp sau đây:
– Ảnh hưởng đến môi trường sống của cộng đồng, gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan nghiêm trọng không có khả năng khắc phục, không còn phù hợp với quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch ngành có liên quan được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
– Phục vụ công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án công nghiệp, phát triển đô thị và các công trình công cộng khác theo quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Các ngôi mộ vô chủ hoặc không còn thân nhân chăm sóc.
Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp trên thì phần mồ mả sẽ phải bị di dời theo quy định.
3. Mồ mả bị di chuyển có được bồi thường?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18
Nếu việc di chuyển mồ mả không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 của Nghị định 47/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì người có mồ mả phải di dời sẽ được bố trí đất và bồi thường chi phí đào, bốc, di chuyển, xây dựng mới và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp đến việc di dời mồ mả.
Mức bồi thường cụ thể cho trường hợp này sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cho phù hợp với tập quán và thực tế tại địa phương.
Như vậy, khi thực hiện việc đào, bốc, di chuyển, xây dựng mới đối với mồ mả thì sẽ được bồi thường các chi phí hợp lý. Cơ quan có thẩm quyền quyết định mức bồi thường cụ thể cho phù hợp với tập quán và thực tế tại địa phương là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Bồi thường khi thu hồi đất mồ mả như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 8 Nghị định 47/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở của tổ chức kinh tế, doanh nghiệp liên doanh như sau:
– Việc bồi thường về đất đối với tổ chức kinh tế khi Nhà nước thu hồi đất nghĩa trang, nghĩa địa quy định tại Khoản 2 Điều 81 của Luật Đất đai được thực hiện như sau:
+ Nếu diện tích đất làm nghĩa trang, nghĩa địa bị thu hồi toàn bộ hoặc một phần mà phần diện tích đất còn lại không đủ điều kiện để tiếp tục thực hiện dự án xây dựng nghĩa trang, nghĩa địa và dự án đã có chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng thì chủ dự án được Nhà nước bồi thường bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng; nếu dự án đang trong thời gian xây dựng kết cấu hạ tầng và chưa có chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng đó thì chủ dự án sẽ được bồi thường bằng tiền;
+ Nếu thu hồi một phần diện tích đất và diện tích phần đất còn lại vẫn đủ điều kiện để tiếp tục sử dụng làm nghĩa trang thì chủ dự án được bồi thường bằng tiền đối với diện tích đất bị thu hồi. Trường hợp trên diện tích đất thu hồi đó có mồ mả thì sắp xếp di dời mồ mả đó vào khu vực đất còn lại của dự án; trường hợp khu vực đất còn lại của dự án đã bán hết thì chủ dự án sẽ được nhà nước bồi thường bằng việc giao đất mới tại nơi khác để làm nghĩa trang, nghĩa địa và phục vụ cho việc di dời mồ mả.
Việc giao đất tại nơi khác để làm nghĩa trang, nghĩa địa quy định tại Điểm này phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan, nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Và theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 81 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
– Bồi thường về đất hoặc các khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở của tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được thực hiện như sau:
+ Nếu có đủ điều kiện được bồi thường quy định tại Điều 75 của
+ Khi Nhà nước thu hồi đất thì các tổ chức kinh tế đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất để làm nghĩa trang, nghĩa địa quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật Đất đai năm 2013; doanh nghiệp liên doanh sử dụng đất phi nông nghiệp không phải là đất ở do nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất quy định tại Điều 184 của Luật Đất đai năm 2013 thì được Nhà nước bồi thường về đất theo quy định của Chính phủ.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai 2013;
– Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP;
–