Cơ quan có trách nhiệm trưng cầu giám định gỗ bị thiệt hại? Quy định về trưng cầu giám định khi có thiệt hại do hành vi khai thác gỗ trái phép.
Cơ quan có trách nhiệm trưng cầu giám định gỗ bị thiệt hại? Quy định về trưng cầu giám định khi có thiệt hại do hành vi khai thác gỗ trái phép.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư!: Ban quản lý rừng phòng hộ (được nhà nước giao quyền sử dụng rừng trồng phòng hộ theo chương trình 327, 661) phát hiện khai thác rừng trái phép trên diện tích rừng được giao quản lý, Ban quản lý đã xác lập hồ sơ chuyển cho cơ quan kiểm lâm, nhưng không xác định được đối tượng khai thác trái phép (vắng chủ) và cũng không có tang vật (gỗ) để chuyển giao, do gỗ khai thác đã vận chuyển khỏi hiện trường, không xác định được gỗ đã khai thác ở đâu? Để có cơ sở xử lý vụ vi phạm nêu trên, Kiểm lâm đề nghị Ban quản lý (chủ rừng) trưng cầu giám định khối lượng gỗ bị thiệt hại, nhưng Ban quản lý trả lời: trưng cầu giám định gỗ bị thiệt hại không phải trách nhiệm của Ban quản lý (chủ rừng). Xin luật sư cho biết: trong trường hợp trên thì trách nhiệm trưng cầu giám định thuộc cơ quan nào và văn bản nào quy định trách nhiệm cơ quan đó phải trưng cầu giám định đối với trường hợp trên?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định.
Người có trách nhiệm giám định tư pháp là tổ chức, cá nhân hoạt động giám định tư pháp tức là giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Luật giám định tư pháp 2012 thì người trưng cầu giám định bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
Như thế, khi có hành vi vi phạm xảy ra người trưng cầu giám định là cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng.