Cơ quan có thẩm quyền và cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP? Thủ tục đầu tư theo hợp đồng PPP?
Như chúng ta đã biết hiện nay hợp đồng đối tác công tư giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang dược kí kết rất phổ biến hiện nay đối với công trình xây dựng mới hay có thể là các công trình cải tạo kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công…Vậy thì cơ quan có thẩm quyền và cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP có trách nhiệm gì? Pháp luật quy định về cơ quan có thẩm quyền và cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP như thế nào? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc giải đáp các thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý:
Nghị định Số: 28/2021/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư
Luật sư
1. Cơ quan có thẩm quyền và cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP
Căn cứ theo quy định tại điều 23. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP Nghị định Số: 28/2021/NĐ-CP quy định cơ chế quản lý tài chính dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư quy định cụ thể như sau:
1. Thực hiện các quy định của Luật PPP,
2. Chịu trách nhiệm đánh giá năng lực tài chính của nhà đầu tư trên cơ sở các hồ sơ, tài liệu do nhà đầu tư cung cấp, đảm bảo lựa chọn được nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án PPP: giám sát việc thực hiện các cam kết huy động vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư theo quy định tại hợp đồng dự án PPP.
3. Xem xét, chấp thuận phương án xử lý tài chính, quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp chấm dứt hợp đồng dự án PPP theo quy định tại Điều 52 Luật PPP.
4. Kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện dự án PPP; bao gồm huy động, sử dụng vốn đầu tư của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP theo quy định tại hợp đồng dự án PPP.
5. Đôn đốc, chỉ đạo cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thành theo đúng quy định.
6. Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện quy định tại Nghị định này gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Chính phủ.
Căn cứ theo quy định này chúng ta có thấy pháp luật quy định cụ thể và chi tiết về các cơ quan có thẩm quyền và cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP và trách nhiệm cụ thể của họ, theo đó khi thực hiện hợp đồng dự án PPP không chỉ phải tuân thủ đúng quyd dịnh của Luật đầu tư mà còn các luật và văn bản khác có liên quan về vấn đề hợp đồng dự án PPP. Theo đó chúng tôi cho rằng cơ quan có thẩm quyền nên có trách nhiệm trong việc thực hiện kết hợp theo các quy định của luật liên quan.
Bên cạnh đó theo điều luật trên có nêu rằng cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm đánh giá năng lực tài chính của nhà đầu tư đây là khâu rất quan trọng ví dụ như trong các điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam là phải chứng minh năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam. Theo quy đinh của pháp luật về đầu tư thì hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc ghi nhận phần vốn góp mới của nhà đầu tư nước ngoài tại doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam là phải lập báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Ngoài ra theo quy định tai khoản 3 như trên chúng ta có thể thấy của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP có trách nhiệm xem xét trong trường hợp chấm dứt hợp đồng dự án PPP, theo đó cơ quan ký kết hợp đồng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện chấm dứt hợp đồng dự án PPP theo đúng thời hạn quy định tại hợp đồng, làm cơ sở cho việc thanh lý hợp đồng theo đúng quy định đề ra.
Tại quy định trên cũng nêu rõ cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP có trách nhiệm trong việc ” Kiểm tra, giám sát triển khai thực hiện dự án PPP” cụ thể đó là người có thẩm quyền phê duyệt dự án, cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc thẩm quyền. Việc kiểm tra được thực hiện theo hình thức đó là kiểm tra ít nhất một lần đối với các dự án do mình phê duyệt và thực hiện kiểm tra khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, mục tiêu, quy mô, tăng tổng vốn đầu tư. Theo đó Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư theo phương thức đối tác công tư, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thực hiện theo dõi, kiểm tra dự án thuộc phạm vi quản lý.
Ngoài ra còn có một số trách nhiệm liên quan tới chỉ đạo cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP và Tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện quy định của pháp luật đối với hợp đồng dự án PPP để từ đó có cách giải quyết triệt để và tốt nhất cho dự án.
2. Thủ tục đầu tư theo hợp đồng PPP
2.1. Hồ sơ đăng ký đầu tư theo hình thức PPP
– Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (
– Thỏa thuận đầu tư , dự thảo hợp đồng dự án, dự thảo các hợp đồng liên quan đến việc thực hiện dự án (nếu có);
– Quyết định phê duyệt dự án, báo cáo nghiên cứu khả thi ( bản sao công chứng ).
– Văn bản chấp thuận chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án.
– Hợp đồng liên doanh giữa các nhà đầu tư
– Điều lệ doanh nghiệp dự án (nếu có);
– Văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư đàm phán hợp đồng dự án của người có thẩm quyền.
Số lượng bộ hồ sơ: 05 bộ, trong đó có 01 bộ gốc.
2.2. Quy trình thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng dự án PPP
+ Bước 1: Đề xuất dự án đầu tư. Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc nhà đầu tư có thể đề xuất dự án đầu tư.
+ Bước 2: Thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư. Thời hạn thẩm định và phê duyệt là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
+ Bước 3: Công bố dự án đầu tư theo quy định.
Trong vòng 7 ngày kể từ ngày dự án được phê duyệt, dự án sẽ được công bố trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Đối với đề xuất dự án có nội dung liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, bí mật thương mại, công nghệ hoặc các thỏa thuận huy động vốn để thực hiện dự án cần bảo mật, nhà đầu tư thỏa thuận với Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về nội dung công bố.
+ Bước 4: Thực hiện việc Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi theo quy định của pháp luật về dựa án.
Chủ thể thực hiện: Với dự án do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề xuất thì Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án làm cơ sở để lập hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư và đàm phán hợp đồng dự án. Với dự án do nhà đầu tư đề xuất thì nhà đầu tư thực hiện báo cáo nghiên cứu khả thi trên cơ sở thỏa thuận bằng văn bản với Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Chủ thể thẩm định: Hội đồng thẩm định nhà nước hoặc các đơn vị đầu mối về PPP do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Chủ thể phê duyệt: Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
+ Bước 5: Lựa chọn nhà đầu tư và tiến hành ký kết thỏa thuận đầu tư, ký kết hợp đồng dự án. Cách thức lựa chọn nhà đầu tư: đấu thầu rộng rãi hoặc chỉ định thầu.
+ Bước 6: Đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp dự án PPP
Ở giai đoạn này thì nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và thành lập doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án theo pháp
+ Bước 7: Triển khai thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng dự án PPP
+ Bước 8: Thực hiện quyết toán và bàn giao dự án
Trong thời hạn theo quy định cụ thể là 06 tháng kể từ ngày hoàn thành công trình dự án, nhà đầu tư thực hiện quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. Theo đó thì việc kiểm toán giá trị vốn đầu tư được thực hiện bởi một tổ chức kiểm toán độc lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư thỏa thuận lựa chọn. Đối với các hợp đồng dự án có quy định về việc chuyển giao công trình dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư thỏa thuận trong hợp đồng dự án các điều kiện, thủ tục chuyển giao.
Trên đây là thông tin do công ty Luật Dương Gia chúng tôi cung cấp về nội dung ” Cơ quan có thẩm quyền và cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP” và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.