Cổ phần ưu đãi biểu quyết là gì? Quy định của pháp luật doanh nghiệp về cổ phần ưu đãi biểu quyết? Quy định về việc chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết trong công ty cổ phần?
Loại hình công ty cổ phần là một trong các loại hình doanh nghiệp được lựa chọn khá nhiều do tính chất linh hoạt trong việc sử dụng vốn, cách thức hoạt động, mục đích kinh doanh của những người sáng lập ra công ty. Công ty cổ phần có cổ phần phổ thông, ngoài ra còn có thể có cổ phần ưu đãi, những cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phần ưu đãi được gọi là những cổ đông ưu đãi.
Đối với những công ty cổ phần mà có cả cổ phần ưu đãi thì đối với số cổ phần ưu đãi này sẽ được chia thành các loại sau đây: cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi cổ tức và một số loại cổ phần ưu đãi khác do công ty cổ phần phát hành ra. Đối với cổ phần phổ thông thì sẽ không được chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi biểu quyết nhưng cổ phần ưu đãi biểu quyết có được chuyển đổi lại cổ phần phổ thông theo quy định của
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Xin phép được hỏi luật sư: Tại sao Cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ dành cho 2 đối tượng là Cổ đông sáng lập và tổ chức được Chính phủ ủy quyền? Và tại sao cổ phần ưu đãi biểu quyết lại không được phép chuyển nhượng? Xin cảm ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
1. Khái niệm công ty cổ phần
– Công ty cổ phần là một hình thức công ty được tổ chức và hoàn thiện cả về mặt vốn lẫn cơ cấu tổ chức. Công ty cổ phần thành lập có kết cấu chặt chẽ nhằm bảo vệ cao nhất quyền lợi đối với các cổ đông, tạo ra được các điều kiện tốt nhất cho việc quản lý công ty được hoàn toàn dân chủ, cũng như việc hoạt động có hiệu quả. Các thiết chế hoạt động trong công ty cổ phần bao gồm những thành phần chủ chốt sau: thứ nhất là đại hội đồng cổ đông, thứ hai là hội đồng quản trị, thứ ba là ban kiểm soát, thứ tư là ban giám đốc và cuối cùng là các chức danh quản lý khác của loại hình công ty cổ phần này.
– Đây được xem là một loại hình công ty duy nhất hoạt động dựa trên khả năng huy động vốn bằng phương thức phát hành cổ phần trong đó loại hình cổ phần phổ thông được chuyển nhượng một cách tự do trên thị trường (ngoài một số trường hợp luật hạn chế việc chuyển nhượng cổ phần của các cổ đông). Bất cứ tổ chức, cá nhân nào có nhu cầu và thực hiện việc mua cổ phần của công ty đều trở thành cổ đông của công ty cổ phần đó. Những yếu tố này một mặt là tạo thuận lợi cho loại hình công ty cổ phần này trong việc thực hiện mục đích huy động vốn cho công ty nhưng mặt khác chính là hạn chế đối với cơ cấu quản lý của công ty cổ phần.
Vì các thành viên trong công ty này có thể được tự do chuyển nhượng cổ phần của mình nên các cổ đông rất dễ dàng trong việc gia nhập hoặc thực hiện việc rút khỏi công ty cổ phần. Trong khi đó, đối với bộ máy quản lý công ty phải hết sức ổn định thì mới quản lý và điều hành được tốt công việc sản xuất kinh doanh của công ty tạo nên.
2. Cổ phần ưu đãi biểu quyết của công ty cổ phần
Căn cứ theo Khoản 3, Điều 113 của
– Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết được hiểu là cổ phiếu có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với cổ phiếu phổ thông. Đối với số phiếu biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết thì sẽ do điều lệ công ty quy định. Cũng như cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ có các tổ chức được Chính phủ ủy quyền và các cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phiếu ưu đãi biểu quyết và cũng chỉ có hiệu lực trong thời gian là ba năm, xác định kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn nêu trên, đối với số cổ phiếu ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập sẽ được chuyển đổi thành cổ phần phổ thông và họ sẽ có những quyền và nghĩa vụ như cổ đông phổ thông.
Tại khoản 1 và khoản 2, Điều 116,
– Những cổ phần ưu đãi biểu quyết là những cổ phần được bỏ phiếu với số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với những cổ phần phổ thông. Đối với số phiếu được biểu quyết của một cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ xác định được do Điều lệ của công ty cổ phần đó quy định chi tiết mà pháp luật không quy định về vấn đề này.
– Những cổ đông nắm giữ và sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ có các quyền hạn riêng biệt được phân biệt như sau đây: đó là biểu quyết về các vấn đề được xác định thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông căn cứ theo số phiếu biểu quyết theo quy định của Điều lệ của công ty cổ phần đó. Ngoài ra đối với những cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết thì còn đặt ra có những quyền hạn như đối với cổ đông phổ thông trừ việc cổ đông này không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi này cho người khác.
Tại Điều 117, Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định về loại cổ phần ưu đãi cổ tức và quyền của cổ đông ưu đã cổ tức như sau:
– Đối với cổ phần ưu đãi cổ tức sẽ được hiểu là cổ phần được trả cổ tức có một mức cao hơn so với mức của cổ tức của cổ phần phổ thông thông thường hoặc theo mức ổn định hàng năm. Với số cổ tức này thì cổ tức sẽ được chia ra hàng năm đó là bao gồm cổ tức cố định và cổ tức thưởng. Đối với cách thức xác định cổ tức thưởng thì sẽ được căn cứ theo thông tin đã được ghi trên cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức đó, còn cổ tức cố định thì sẽ được niêm yết trước và không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh hiệu quả hay kém hiệu quả của công ty.
– Về các quyền hạn của những cổ đông mà sở hữu đối với số cổ phần ưu đãi cổ tức thì sẽ có các quyền hạn sau được xác định như sau: được nhận cổ tức theo đúng quy định, cũng như việc nhận đối với số tài sản còn lại theo tỷ lệ tương ứng so với tỷ lệ sở hữu với số cổ phần tại công ty, sau khi công ty cổ phần đã thực hiện việc thanh toán hết toàn bộ các khoản nợ, nghĩa vụ thanh toán, số cổ phần ưu đãi sẽ được hoàn lại trong trường hợp công ty phá sản hoặc giải thể mà vẫn còn cổ phần. Ngoài ra cổ đông nắm giữ cổ phần sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức có các quyền như một cổ đông phổ thông bình thường.
Căn cứ theo điều 118, Luật Doanh nghiệp 2014, có quy định về Cổ phần ưu đãi hoàn lại như sau: cổ phần ưu đãi hoàn lại được xác định là một loại cổ phần được phía công ty cổ phần hoàn lại vốn góp theo đúng yêu cầu của người sở hữu hoặc tuân theo các điều kiện đã được ghi trong cổ phiếu của những cổ phần ưu đãi hoàn lại này. Những cổ đông mà đang nắm giữ cổ phần ưu đãi hoàn lại thì sẽ không có các quyền như quyền đứng ra biểu quyết cũng như quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông, tham gia vào việc đề cử người có uy tín cũng như năng lực vào Hội đồng quản trị cũng như vào Ban kiểm soát.
Với loại hình cơ chế quản lý hết sức mềm dẻo và năng động như đã phân tích ở trên, loại hình công ty cổ phần là sự biểu hiện của sự dân chủ trong hoạt động quản lý kinh tế. Quyền lực của những người hoạt động trong công ty này ở đây không nằm trong tay một cá nhân nắm chức vụ cụ thể nào đó mà thuộc về đại hội đồng cổ đông, thuộc về tập thể các thành viên trong hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị thực hiện đúng đối với quyền lực của công ty theo những quy chế nhất định. Do đó, đối với số cổ phần ưu đãi biểu quyết chỉ dành cho 2 đối tượng là Cổ đông sáng lập và tổ chức được Chính phủ ủy quyền để đảm bảo về quyền lợi cho cổ đông ưu đãi biểu quyết cũng như phù hợp với cơ chế hoạt động của công ty.
Luật sư
Căn cứ theo khoản 3 Điều 116 Luật doanh nghiệp 2014 quy định chi tiết về những cổ đông mà nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết đó là: Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết thì sẽ không được phép chuyển nhượng đối với số cổ phần đó cho người khác.
Cổ phần ưu đãi biểu quyết lại không được phép chuyển nhượng đối với số cổ phần này cho người khác vì các cổ đông này có nhiều ảnh hưởng đến doanh nghiệp, cho nên dù họ có quyền biểu quyết lớn nhất nhưng cũng không được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần mà không thông qua sự đồng ý của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty vì nếu họ tự do chuyển nhượng thì sẽ đặt ra những rủi ro không xác định được trước khi một cá nhân nào đó vì quyền lợi riêng của họ, bán tháo cổ phần cho đối thủ, để đối thủ dễ dàng kiểm soát và dẫn đến thất bại của công ty cổ phần.
Pháp luật cũng như luật doanh nghiệp quy định như vậy nhằm mục đích vì để tránh không cho 1 cá nhân trong nội bộ làm việc có ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của tập thể.
Trên đây là toàn bộ tư vấn của Ban biên tập pháp lý