Tuân thủ nguyên tắc khi tham gia giao thông có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đảm bảo an toàn trong tham gia giao thông mà còn hỗ trợ cơ quan nhà nước quản lý tốt hơn trật tự giao thông .Vậy, có phải nhường đường khi đi từ ngõ ra đường chính không? Vi phạm quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau bị xử lý thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Đường ưu tiên được hiểu là gì?
- 2 2. Có phải nhường đường khi đi từ ngõ ra đường chính:
- 3 3. Vi phạm quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau bị xử lý thế nào?
- 3.1 3.1. Đối với người điều khiển xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô:
- 3.2 3.2. Đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
- 3.3 3.3. Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy ( kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác:
- 4 4. Không nhường đường trong trường hợp bắt buộc tiềm ẩn rủi ro gì?
1. Đường ưu tiên được hiểu là gì?
Theo pháp luật hiện hành, đường ưu tiên được hiểu là đường mà trên đó các phương tiện tham gia giao thông đường bộ được những phương tiện giao thông đi từ những hướng khác nhau nhường đường khi đi qua nơi đường giao nhau.
Khu vực được coi làn đường ưu tiên phải được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên để cho các phương tiện cùng nắm bắt thông tin. Xét về thứ tự đường ưu tiên thì bạn đọc có thể tham khảo tại Điều 5 QCVN 41: 2019/ BGTVT ban hành kèm theo thông tư 54/2019/TT- BGTVT như sau:
+ Những đoạn đường được Nhà nước xây dựng làm đường cao tốc;
+ Xây dựng đường quốc lộ;
+ Đường trong khu đô thị;
+ Đường lưu thông trong tỉnh;
+ Đường di chuyển đến các huyện;
+ Đường xã;
+ Đường chuyên dùng.
Xem trên thực tế việc xác định đâu là đường ưu tiên vô cùng quan trọng để khi không may xảy ra va chạm hay mâu thuẫn khi tham gia giao thông thì cơ quan có thẩm quyền có căn cứ để giải quyết. Tuy nhiên, quá trình xác định không hề đơn giản đặc biệt nếu hai đường cùng thứ tự hoặc giao nhau cùng mức với nhau nên chỉ có thể căn cứ vào biển báo được sử dụng trên đường để xác định điểm giao nhau với đường không ưu tiên.
2. Có phải nhường đường khi đi từ ngõ ra đường chính:
Chủ thể khi điều khiển phương tiện lưu thông trên đường bộ để đảm bảo an toàn cho chính mình cũng như những người xung quanh thì cần chú ý quan sát và nắm rõ được quy định của pháp luật về việc nhường đường tại nơi đường giao nhau. Căn cứ theo Điều 24 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thì việc nhường đường đi khi đi từ ngõ ra đường chính như sau: .
Khi lưu thông trên đường các cá nhân thật cẩn thận trong việc quan sát, lường trước được những rủi ro có thể gặp phải khi xe đến gần đường giao nhau, thì các cá nhân thực hiện điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định.
+ Những khu vực hoặc đoạn đường tại nơi giao nhau mà không được đặt biển báo hiệu đi theo vòng xuyến thì các phương tiện cần phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
+ Trong trường hợp khi tham gia giao thông mà gặp nơi có đoạn đường giao nhau, thấy có báo hiệu đi theo vòng xuyến thì bắt buộc phải nhường đường cho xe đi bên trái;
+ Những đoạn đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì phương tiện đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh có trách nhiệm nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới. Nên việc điều khiển phương tiện đang đi từ ngõ ra phải chú ý quan sát và có những báo hiệu nhất định như bấm còi và đồng thời phải nhường đường cho người đang đi trên đường chính.
3. Vi phạm quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau bị xử lý thế nào?
Những hành vi vi phạm về quy tắc nhường đường tại nơi giao nhau đã được ghi nhận trong các điều khoản của
3.1. Đối với người điều khiển xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô:
– Khi tham gia giao thông, người điều khiển xe không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng; trừ khi cá nhân có hành vi vi phạm không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ; đường nhánh ra đường chính hoặc không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên; đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau (Điểm d khoản 2; Điểm m,n khoản 3 Điều 5).
Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng (Quy định tại điểm c, khoản 11 Điều 5).
– Mức phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng sẽ được áp dụng đối với người điều khiển xe:
+ Chủ phương tiện mắc lỗi vi phạm là không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ; đường nhánh ra đường chính (Điểm m, khoản 3 điều 5)
Trên thực tế, Cá nhân thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng. ( Điểm c khoản 11 điều 5)
+ Có hành vi vi phạm là không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên; đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.
3.2. Đối với người điều khiển xe môtô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe môtô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
– Chủ phương tiện khi bị phát hiện hành vi vi phạm có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau. Trừ các hành vi không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ; đường nhánh ra đường chính; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên; đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau. ( Điểm h, Khoản 1; Điểm b, e Khoản 2 Điều 6)
Khi tham gia giao thông Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng ( Điểm c, Khoản 10 Điều 6)
– Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe:
+ Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ; đường nhánh ra đường chính ( Điểm b, Khoản 2 Điều 6).
Nếu gây tai nạn giao thông do vi phạm lỗi này này cá nhân điều khiển xe có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.( Điểm c, Khoản 10 Điều 6)
+ Những hành vi không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên; đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau ( Điểm e, Khoản 2 Điều 6)
Hơn nữa, Thực hiện hành vi vi phạm trên nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng.( Điểm c, Khoản 10 Điều 6)
3.3. Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy ( kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác:
Để đảm bảo nguyên tắc nhường đường đều được tất cả cá nhân tuân thủ thì pháp luật còn điều chỉnh cả những cá nhân tham gia điều khiển những phương tiện ít có khả năng xảy ra tai nạn lớn như xe đạp, xe đạp điện.. Mức phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới nơi đường giao nhau ( Điểm n Khoản 1 Điều 8 ).
4. Không nhường đường trong trường hợp bắt buộc tiềm ẩn rủi ro gì?
Nhà nước đề ra quy tắc để điều chỉnh hành vi của người tham gia giao thông với mục tiêu chính chính là đảm bảo quá trình tham gia giao thông được an toàn và trật tự. Như đã phân tích, các phương tiện khi tham gia giao thông đi từ đường ưu tiên sẽ được các phương tiện khác nhường đường. Chính vì vậy, những chủ thể không nhường đường trong trường hợp bắt buộc có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm cho những người tham gia giao thông khác.
Trách nhiệm nhường đường đối với những loại xe được ưu tiên đã được nhà nước ghi nhận và bắt buộc người tham gia giao thông phải thực hiện. Việc không nhường đường trong trường hợp bắt buộc khiến cho các loại xe được ưu tiên không thuận lợi cho việc di chuyển ổn định dẫn đến hệ quả vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tính cấp thiết của sự việc hoặc lĩnh vực mà gây ưu tiên đó phải chấp hành thực hiện.
Ví dụ: khi xảy ra những vụ cháy, tiềm ẩn những rủi ro thiệt hại đến tính mạng và sức khỏe của người dân thì việc không tuân thủ nhường đường cho những phương tiện ưu tiên này sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho xã hội và những người xung quanh.
– Người dân không tuân thủ những quy định mà pháp luật về an toàn giao thông gây nên những hệ quả tiêu cực cho công tác công tác quản lý trật tự an toàn giao thông của cơ quan hoặc cá nhân có thẩm quyền.
Như vậy, việc không nhường đường trong các trường hợp bắt buộc để lại những hậu quả lớn trong công tác quản lý trật tự an toàn giao thông của cơ quan chức năng; ngoài ra quyền và lợi ích hợp pháp của người dân cũng có thể bị ảnh hưởng. Nhà nước chặt chẽ trong việc đề ra quy định điều chỉnh nhưng nhưng người dân cũng phải có ý thức, nâng cao tinh thần khi tham gia giao thông và nâng cao sự hiểu biết khi thực hiện lưu thông trên đường.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
–
– Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ;