Có phải liên đới bồi thường khi người vi phạm đã bỏ trốn? Phương thức giải quyết khi có thiệt hại về tài sản công trong doanh nghiệp.
Có phải liên đới bồi thường khi người vi phạm đã bỏ trốn? Phương thức giải quyết khi có thiệt hại về tài sản công trong doanh nghiệp.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi đang làm cho một Doanh ngiệp tư ở Thái Bình. Do được sự tín nhiệm của Ban giám đốc nên tôi có giới thiệu hàng xóm của tôi vào làm cùng công ty. Ngay sau khi anh này được nhận vào làm việc Ban giám đốc giao cho quản lý một cửa hàng của công ty. Sau khoảng 2 tháng làm việc anh này đã bỏ trốn và có mang theo khoảng 100 triệu đồng mà công ty đã giao cho. Nay vẫn chưa có tin tức gì? Ban giám đốc đã quy trách nhiệm cho tôi, với lí do là vì tin tưởng tôi nên đã nhận và giao tiền cho anh này buộc tôi phải có trách nhiệm với việc anh này đã làm. Công ty còn thông báo nếu anh này không trở về thì tôi phải bồi hoàn cho công ty toàn bộ số tiền trên. Xin hỏi như vậy có đúng không và tôi có chịu liên đới không? Tôi phải làm như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 20 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định như sau:
"Điều 20. Đồng phạm
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Như vậy, 1 vụ án được coi là có đồng phạm sau khi đáp ứng đủ những điều kiện sau đây:
– Có 2 người (đủ điều kiện chủ thể tội phạm) trở lên cùng thực hiện hành vi phạm tội, hành vi của họ có tính chất hỗ trợ, giúp đỡ nhau, thúc đẩy việc đạt được mục đích của hành vi phạm tội.
– Về y thức chủ quan của những người đồng phạm phải là lỗi cố ý.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
Căn cứ vào những gì bạn nêu thì có thể thấy việc anh hàng xóm có hành vi mang tiền của công ty và bỏ trốn có thể là hành vi chiếm đoạt tài sản và ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự còn phải thực hiện bồi thường cho doanh nghiệp.
Còn về trách nhiệm của bạn, việc anh hàng xóm thực hiện hành vi chiếm đoạt này bạn không thể biết được và không nằm trong mong muốn của bạn, bạn không cùng người đó thực hiện hành vi này (không đủ yếu tố để trở thành đồng phạm). Do vậy bạn không có trách nhiệm phải bồi thường số tiền đó.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Giúp sức thực hiện hành vi lừa đảo có phải là đồng phạm?
– Vấn đề đồng phạm trong một số tội phạm có hành vi giết người
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 19006568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hình sự miễn phí