Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư - những vấn đề quan trọng, dành nhiều sự quan tâm của người dân mỗi khi Nhà nước có kế hoạch thực hiện thu đồi đất. Vậy theo quy định hiện hành, Nhà nước có cần hoàn thành bố trí tái định cư trước khi thu hồi đất hay không?
Mục lục bài viết
1. Tái định cư được hiểu như thế nào?
Khi nói về khái niệm, cách hiểu về thuật ngữ tái định cư sẽ thấy đây là cụm từ được sử dụng rất phổ biên trong nhiều sách báo, nghiên cứu pháp lý và đặc biệt là những quy định của pháp luật về đất đai. Tuy nhiên hiện nay chưa có một văn bản pháp luật Việt Nam giải thích cụ thể về khái niệm tái định cư. Tại điểm c khoản 2 Điều 83 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 đã quy định về việc hỗ trợ trong trường hợp bị thu hồi đất, trong đó có trường hợp hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp Nhà nước thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 85 và Điều 86 quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện trong việc lập và thực hiện tái định cư khi thu hồi đất. Căn cứ vào các quy định pháp luật và nội dung các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành, có thể đưa ra định nghĩa về tái định cư như sau: Tái định cư là việc Nhà nước bố trí nơi ở mới cho người sử dụng đất bằng giao đất ở hoặc bồi thường bằng tiền để người dân tự lo liệu chỗ ở mới khi họ bị Nhà nước thu hồi đất ở và phải di chuyển chỗ ở.
2. Điều kiện để Nhà nước hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6
Điều kiện để cá nhân, hộ gia đinh bị thu hồi đất được Nhà nước cho hưởng bồi thường, hỗ trợ tái định cư:
Thứ nhất, đất bị thu hồi phải là đất ở hợp pháp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thửa đất đó phải đủ điều kiện để được công nhận là đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai.
Thứ hai, người dân có đất bị thu hồi đất phải thuộc trường hợp di chuyển chỗ ở.
Thứ ba, người dân có đất bị thu hồi đất không còn đất ở, nhà ở nào khác trên địa bàn cấp xã nơi có đất bị thu hồi. Bên cạnh đó, trường hợp trong một hộ gia đình có nhiều thế hệ, nhiều cặp vợ chồng cùng chung sống trên một thửa đất ở bị thu hồi nếu đủ điều kiện để tách thành từng hộ gia đình riêng theo quy định của pháp luật về cư chú thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất ở, nhà ở tái định cư và tình hình thực tế quyết định mức đất ở, nhà ở tái định cư cho từng hộ gia đình.
3. Nhà nước có cần hoàn thành bố trí tái định cư trước khi thu hồi đất hay không?
3.1. Quy định pháp luật hiện hành về việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
Có thể thấy, việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là vô cùng quan trọng, phải luôn luôn đi trước một bước, bảo đảm công khai, minh bạch, quy định pháp luật phải cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để sau khi thu hồi đất người dân có đất bị thu hồi sẽ có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống của người dân. Hiện nay, Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 quy quy định về quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:
Thứ nhất, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018 quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;
Thứ hai, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã;
Thứ ba, phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
Thứ tư, gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về: Mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; Thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
Thứ năm, tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt;
Thứ sáu, trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.
Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật Đất đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung năm 2018.
Như vậy, theo quy định pháp
3.2. Hoàn thiện bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất:
Phải hoàn thiện bố trí tái định cư trước khi thu hồi đất đối với trường hợp thu hồi đất mà phải bố trí tái định cư là một trong những yêu cầu được quy định tại Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 16 tháng 6 năm 2022 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.
Trên tinh thần đó, tại Dự thảo Luật Đất đai năm 2023 đã xây dựng Chương VII về Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo hướng hoàn thiện chủ trương, chỉ đạo của Đảng, hoàn thiện nội dung bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trước thời điểm thu hồi đất. Khu tái định cư phải được hoàn thiện đầy đủ điều kiện về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ theo quy hoạch chi tiết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; phải phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng dân cư nơi có đất bị thu hồi; khu tái định cư có thể bố tró cho một hoặc nhiều dự án; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án tái định cư để đảm bảo quyền và lợi ích của người dân có đất bị thu hồi. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện dự án tái định cư để bảo đảm chủ động trong việc bố trí tái định cư cho người có đất bị thu hồi. Ngoài ra, việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cue phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013 số 45/2013/QH13;
– Luật Đất đai sửa đổi, bổ sung năm 2018;
– Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2023;
– Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
– Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 16 tháng 6 năm 2022 Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương Đảng Khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao;