Hiện nay, một số công ty đang thực hiện việc nhận cọc của người lao động để đảm bảo thực hiện hợp đồng lao động. Đây được coi là hành vi vi phạm trong quan hệ lao động, được pháp luật quy định chi tiết về biện pháp xử lý.
Mục lục bài viết
1. Hợp đồng lao động là gì?
Em chào Luật sư!
Hiện em là sinh viên năm 1 đang theo học tại tp Hồ Chí Minh. Em đang tha thiết tìm việc làm thêm để phụ giúp bố mẹ thì tìm được 1 đơn vị trên facebook đang tuyển nhân viên bán mỹ phẩm và quảng cáo các sản phẩm của công ty. Nhận thấy công việc phù hợp nên em cũng đi phỏng vấn. Phía bên công ty yêu cầu em đóng cọc 500.000đ để công ty giao cho em quản lý trang page bán và quảng cáo mỹ phẩm. Vậy em có nên đóng cho công ty để ký hợp đồng đi làm không ạ! Em xin cảm ơn!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi chúng tôi. Luật Dương Gia xin chia sẽ thông tin hữu ích liên quan đến câu hỏi như sau:
Căn cứ Điều 13
– Theo đó, hợp đồng lao động đó là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động theo quy định hiện nay.
– Trường hợp nếu hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng trong nội dung có thể hiện về việc làm về việc có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
– Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động trước khi nhận người lao động vào làm việc thì.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Do đó, khi ký kết hợp đồng lao động thì người lao động không phải nộp bất cứ một khoản tiền nào.
Dẫn chiếu vào trường hợp của bạn, nếu phía công ty yêu cầu bạn nộp khoản tiền 500.000 đồng để thực hiện ký hợp đồng lao động là hoàn toàn không đúng quy định pháp luật hiện nay.
2. Có phải đóng tiền đặt cọc khi ký hợp đồng lao động không?
Chào Luật sư!
Tôi vừa mới thay đổi môi trường làm việc nhằm tìm hiểu thêm nhiều lĩnh vực khác nhau để tạo điều kiện phát triển cho bản thân. Tôi đã ứng tuyển vào một công ty chuyên về nội thất làm việc, nhưng phía bên công ty mới yêu cầu tôi đặt cọc 3.000.000 đồng thì mới được vào làm việc. Đây là trường hợp lần đầu tôi gặp, vậy công ty làm như vậy có đúng quy định hiện nay không? Rất mong được công ty giải đáp.
Chào bạn, nhận được câu trả lời của bạn. Luật Dương Gia chúng tôi có chia sẻ đến trường hợp của bạn như sau:
Hiện nay, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với những người lao động thì Pháp luật cũng có những quy định cụ thể như tại Điều 17
-Người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
– Khi thực hiện hợp đồng lao động người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
– Ngoài ra, người sử dụng lao động không được dựa vào những khoản nợ của người lao động mà buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
Như vậy, từ những quy định nêu trên, nếu người sử dụng lao động yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động là vi phạm quy định của Bộ luật lao động năm 2019 theo quy định hiện nay.
Dẫn chiếu đối với trường hợp của bạn thì việc công ty nội thất yêu cầu bạn thực hiện cọc 3.000.000đ mới ký kết hợp đồng lao động với bạn là hoàn toàn trái với quy định tại Điều 17 của
3. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động xử phạt như thế nào?
Theo một số nguồn tin, vẫn còn có nhiều công ty vì một lý do nào đó, có thể là lợi dụng trong lúc người lao động không có việc làm để yêu cầu những khoản cọc vô lý, không đúng nguyên tắc thực hiện lao động theo quy định hiện nay. Do vậy, khi gặp những trường hợp công ty giữ tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng thì người sử dụng lao động sẽ bị cơ quan nhà nước xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện nay. Cụ thể tại khoản 1 Điều 6; điểm a, b khoản 2, điểm d, đ khoản 3 Điều 9; điểm b khoản 4 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về trường hợp người sử dụng lao động vi phạm Điều 17 của
– Người sử dụng lao động có hành vi giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động thì phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng. Ngoài ra, buộc người sử dụng lao động trả lại bản chính giấy tờ tùy thân; văn bằng; chứng chỉ đã giữ của người lao động.
– Người sử dụng lao động có hành vi buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng. Đồng thời, buộc người sử dụng lao động trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
– Người sử dụng lao động có hành vi buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng.
* Biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định hiện nay:
– Buộc người sử dụng lao động phải trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm
– Buộc người sử dụng lao động trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.
Buộc người sử dụng lao động giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động đối với hành vi không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động.
4. Người lao động được trả lại số tiền công ty yêu cầu đặt cọc để thực hiện hợp đồng lao động không?
Em chào Luật sư, Em là nhân viên văn phòng tại một công ty về thời trang. Trước khi em vào làm ở công ty thì công ty có yêu cầu em đặt cọc một khoản tiền cụ thể 10.000.000đ để cho em được sử dụng tài sản của công ty cho việc thực hiện thiết kế, em cũng thực hiện theo yêu cầu của công ty vì thời điểm đó, em cần việc và em cũng nghĩ là việc thực hiện như vậy là đúng pháp luật. Sau khi em tìm hiểu về vấn đề người lao động không cần phải đóng bất kì khoản tiền nào cho bên công ty. Vậy bây giờ, em muốn lấy lại số tiền ở công ty có được không ạ! Rất mong Luật sư có thể hướng dẫn, tư vấn giúp em để tôi lấy lại số tiền trên nêu trên. Em xin cảm ơn!
Chào bạn, hiện nay có rất nhiều trường hợp tương tự bạn cũng gửi đến chúng tôi về câu hỏi như trên. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẽ thông tin liên quan đến câu hỏi dành cho bạn.
Hiện nay, căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định cụ thể như sau:
– Trường hợp người sử dụng lao động nhận cọc của người lao động thì buộc người sử dụng lao động trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định hiện nay.
Do đó, đối với trường hợp công ty đã giữ tiền cọc của bạn thì ngoài bị phạt tiền công ty còn buộc phải trả lại số tiền đã giữ của bạn cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng