Hiện nay, vẫn còn tồn tại một số trường hợp sau khi được doanh nghiệp tài trợ để nâng cao kiến thức thì đã không cùng đồng hành cùng công ty. Do đó, phát sinh nhiều tranh chấp xảy ra. Vậy có phải bồi thường chi phí đào tạo khi không có cam kết?
Mục lục bài viết
1. Có phải bồi thường chi phí đào tạo khi không có cam kết?
Câu hỏi: Chào Luật sư. Tôi làm bên thiết kế của một công ty Nhận Bản trong quá trình làm việc vào tháng 12/2022 vì để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp công ty đã cho tôi đi học tại Hàn Quốc trong thời hạn 6 tháng từ tháng 2/2023 đến tháng 8/2023. Hai bên thực hiện kí hợp đồng nhưng không đề cập đến cam kết sau này. Sau khi kết thúc thời gian đào tạo trở về làm việc được một thời gian mà mức lương vẫn như cũ nên tôi xin nghỉ để chuyển sang công ty khác làm. Vậy trong trường hợp này thì có phải bồi thường chi phí đào tạo cho công ty không?
Chào bạn, gửi đến bạn câu trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 62
– Người lao động và người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc đào tạo ở nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động. Hợp đồng đào tạo nghề sẽ phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
– Trong hợp đồng đào tạo nghề phải đảm bảo có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Ngành nghề đào tạo;
+ Thời gian, địa điểm và tiền lương trong thời gian người lao động được đào tạo;
+ Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
+ Chi phí liên quán đến đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
+ Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi thực hiện chương trình đào tạo;
+ Trách nhiệm của người lao động khi chi người lao động thực hiện chương trình đào tạo.
Như vậy, căn cứ theo như thông tin bạn cung cấp thì bạn và công ty đã tiến hành ký hợp đồng đào tạo mà lại không có cam kết về thời gian làm việc cũng như trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo. Do đó, nếu trường hợp trong hợp đồng không quy định thì bạn không cần phải bồi thường.
2. Trường hợp nào phải chịu trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo:
Câu hỏi: Chào Luật sư. Tôi làm bên công nghệ thông tin của một công ty Hàn Quốc. Trong quá trình làm việc để nâng cao kỹ năng nghề nghiệp công ty đã cho tôi đi học tại Hàn Quốc trong thời hạn 6 tháng. Sau khi kết thúc thời gian đào tạo trở về làm việc được một thời gian nhưng sau đó nhận lời mời từ một người bạn nữa để cùng mở công ty nên tôi vẫn xin phép bên công ty để nghỉ. Tuy nhiên, công ty yêu cầu ở lại làm việc theo đúng thỏa thuận trước đây. Sau một thời gian suy nghĩ thì tôi quyết định bỏ ngang công việc. Vậy trong trường hợp này thì có phải bồi thường chi phí đào tạo cho công ty không? Rất mong Luật sư giải đáp giúp tôi.
Chào bạn, gửi đến bạn câu trả lời như sau:
Tuy nhiên, nếu trong trường hợp người lao động tự ý bỏ việc, khiến cho các doanh nghiệp không những bị khủng hoảng về nhân sự mà còn bị thiệt hại nặng do mất kinh phí đào tạo thì có thể sẽ phải hoàn trả chi phí đào tạo nghề cho người sử dụng lao động. Nếu trường hợp giữa người lao động và người sử dụng lao động không thỏa thuận một cách rõ về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo thì việc hoàn trả chi phí được thực hiện như sau:
– Người lao động đơn phương chấm dứt
Mặ dù
Nghĩa vụ làm việc có thời hạn của người học việc thì người tốt nghiệp các khóa đào tạo mà do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo giữa các bên; nếu trong trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.
Như vậy, người lao động sẽ vẫn phải có trách nhiệm trong việc bồi hoàn lại chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động nếu không làm việc theo đúng thời gian đã cam kết.
Đối với trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì xử lý như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:
– Người lao động sẽ không được trợ cấp thôi việc.
– Người lao động phải có trách nhiệm bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
– Người lao động phải có trách nhiệm hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
Như vậy, trong trường hợp này thì người lao động cũng phải có trách nhiệm bồi thường chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động.
Theo đó, ta có thể thấy thì nếu trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì sẽ phải có trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo dù đúng luật hay trái luật.
Do đó, để tránh tranh chấp xảy ra những mâu thuẩn về sau thì các bên khi ký hợp đồng đào tạo nghề cần phải thỏa thuận rõ các điều kiện phải hoàn trả chi phí đào tạo và trường hợp được miễn trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo.
3. Có được phạt vi phạm gấp nhiều lần chi phí đào tạo?
Căn cứ theo quy định hiện nay thì bên cạnh việc hoàn trả chi phí đào tạo, người lao động vẫn có thể còn phải bồi thường thêm khoản tiền do vi phạm hợp đồng nếu như trước đó các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm.
Các bên khi ký hợp đồng đào tạp nghề thường thỏa thuận người lao động sau khi được đào tạo phải cam kết làm việc cho người sử dụng lao động trong thời gian nhất định, nếu vi phạm sẽ phải bồi thường gấp đôi, gấp ba, thậm chí gấp nhiều lần chi phí đào tạo nghề như đã thỏa thuận ban đầu.
Việc yêu cầu bồi thường do vi phạm sẽ được dựa trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên. Theo quy định tại Điều 418
Trong khi đó, theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 cũng không có quy định nào về vấn đề này. Vì vậy, việc áp dụng mức nào sẽ do sự thỏa thuận của các bên.
Như vậy, việc người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động về việc phạt vi phạm gấp nhiều lần chi phí đào tạo cũng không trái pháp luật. Tuy nhiên, nếu trường hợp có tranh chấp tại Tòa án, với sự xem xét, cân bằng lợi ích giữa các bên thì mức phạt vi phạm được Tòa án áp dụng có thể thấp hơn so với mức các bên thỏa thuận trước đó.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: