Để góp phần đảm bảo cho hoạt động trên biển và bảo vệ an ninh biển không thể thiếu sự đóng góp to lớn của lực lượng cảnh sát biển. Hiện nay chắc hẳn cũng không ít người chưa rõ về cờ hiệu, trang phục, tên giao dịch quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam.
Mục lục bài viết
1. Tên giao dịch quốc tế của cảnh sát biển:
Căn cứ theo quy định tại Điều 28. Tên giao dịch quốc tế Luật cảnh sát biển Việt nam 2018 quy định cụ thể như sau:
Tên giao dịch quốc tế của Cảnh sát biển Việt Nam là Vietnam Coast Guard.
Căn cứ theo quy định như trên thì ta biết được tên mà cảnh sát biển Việt Nam khi hoạt động và thực hiện các giao dịch quốc tế. Hiện nay cảnh sát biển Việt Nam hoạt động cũng khá rộng với phạm vi cụ thể là trong vùng biển quốc tế, vùng nước nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, có nhiệm vụ chính như kiểm tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để bảo vệ chủ quyền; giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn; bảo vệ tài nguyên, phòng chống ô nhiễm môi trường; phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép và mua bán người, vận chuyển, mua bán trái phép hàng hoá, vũ khí, chất nổ, chất ma tuý, tiền chất và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Cùng với đó là nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế góp phần giữ gìn an ninh, trật tự, hoà bình và ổn định trên các vùng biển
2. Màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu và dấu hiệu nhận biết của Cảnh sát biển Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại Điều 29. Màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu và dấu hiệu nhận biết phương tiện của Cảnh sát biển Việt Nam Luật cảnh sát biển Việt nam 2018 quy định cụ thể như sau:
1. Tàu thuyền, máy bay và các phương tiện khác của Cảnh sát biển Việt Nam có màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu và dấu hiệu nhận biết riêng. Khi làm nhiệm vụ, tàu thuyền phải treo quốc kỳ Việt Nam và cờ hiệu Cảnh sát biển Việt Nam.
2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định này và căn cứ trên thực tế ta thấy vấn đề quy định về màu sắc, cờ hiệu, phù hiệu và dấu hiệu nhận biết phương tiện của Cảnh sát biển Việt Nam cũng rất quan trọng. Nhất là trong thực hiện các nhiệm vụ như đi tuần tra, kiểm soát tất cả người, phương tiện hoạt động trên các vùng biển Việt Nam để bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh, trật tự trên biển.
Bên cạnh đó cũng nên lưu ý với những trường hợp pháp luật cấm vì gây ảnh hưởng tới an ninh tổ quốc và trật tự cũng như tới lực lượng cảnh sát biển đó là pháp luật cấm các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân sản xuất, làm giả, làm nhái, tàng trữ, thuê, mượn, trao đổi, mua bán, cho, tặng và sử dụng trái phép cảnh hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và cảnh phục của Cảnh sát biển Việt Nam. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Vai trò của cảnh sát biển:
Với vị trí là lực lượng vũ trang, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển, Cảnh sát biển Việt Nam đóng vai trò to lớn trong nhiệm vụ góp phần phát triển kinh tế biển đảm bảo quốc phòng, an ninh biển.
Cảnh sát biển Việt Nam đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chức năng của Nhà nước nắm chắc tình hình mặt biển; thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích, dự báo các tình huống có thể xảy ra trên biển; kịp thời tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương – Bộ Quốc phòng xử lý các tình huống quốc phòng, an ninh trên biển hiệu quả, đúng đường lối, đối sách góp phần giữ vững chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc; thiết thực xây dựng vùng biển Việt Nam, khu vực hòa bình, an ninh, an toàn và phát triển bền vững.
Cảnh sát biển Việt Nam đã tổ chức hàng nghìn lượt tàu, thuyền làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm tra, kiểm soát trên biển; thực hiện hoạt động bảo vệ an toàn cho các hoạt động kinh tế của Việt Nam trên biển; tuyên truyền pháp luật, yêu cầu hơn 15.000 lượt tàu nước ngoài vi phạm ra khỏi vùng biển Việt Nam; phát hiện hàng trăm tàu, thuyền nước ngoài vi phạm chủ quyền, xử lý theo pháp luật; kiên quyết ngăn chặn và phối hợp với các lực lượng liên quan xử lý tốt các tình huống xảy ra, bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển.
Cảnh sát biển Việt Nam đã phối hợp lực lượng liên quan, hướng dẫn, tuyên truyền các đối tượng hoạt động trên biển chấp hành nghiêm quy định pháp luật, tích cực tham gia đấu tranh ngăn chặn các vi phạm, tội phạm trên biển để phát triển kinh tế.
Triển khai chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” tại các xã, huyện đảo; lấy đầu mối Hải đoàn, Hải đội Cảnh sát biển kết nghĩa với một xã, huyện đảo để tổ chức phối hợp các hoạt động triển khai thực hiện Chương trình đã trở thành điểm tựa vững chắc giúp ngư dân yên tâm vươn khơi, bám biển, góp phần xây dựng thế trận lòng dân, an ninh nhân dân trên biển, bảo vệ môi trường, tài nguyên biển đảo và phát triển kinh tế biển.
Cảnh sát biển tích cực tham gia các hoạt động cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả thiên tai vùng ven biển, cũng như trên biển giúp đỡ ngư dân ổn định cuộc sống, khắc phục khó khăn tiếp tục vươn khơi bán biển. Với tinh thần không quản ngại hiểm nguy, sẵn sàng vượt qua
Cảnh sát biển làm tốt công tác tuần tra kiểm soát, đấu tranh ngăn chặn tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép, góp phần gỡ thẻ vàng cho ngành thủy sản Việt Nam.
Phát huy kết quả đã đạt được, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đẩy mạnh thực hiện lộ trình hiện đại hóa Lực lượng. Trước mắt, ưu tiên triển khai dự án đóng mới các gam tàu tuần tra cao tốc có lượng giãn nước lớn, tính cơ động cao, có khả năng hoạt động dài ngày ở những vùng biển xa, trong điều kiện thời tiết phức tạp. Đồng thời, tích cực mua sắm các trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng, đặc thù, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng chuyên ngành. Tiếp nhận, khai thác, làm chủ các phương tiện, tàu thuyền được viện trợ từ các nước; quy hoạch, xây dựng nâng cấp đồng bộ cơ sở bảo đảm kỹ thuật, đổi mới phương thức bảo đảm kỹ thuật và áp dụng hiệu quả việc chuyển giao công nghệ, nhất là với vũ khí, trang bị kỹ thuật mới, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa. Đẩy mạnh nghiên cứu, lựa chọn vũ khí, trang bị kỹ thuật cũ còn khả năng sử dụng lâu dài, đầu tư cải tiến, nâng cấp, bảo đảm đồng bộ với vũ khí, trang bị kỹ thuật thế hệ mới.
Tiếp tục nâng cấp, chuẩn hóa hệ thống chỉ huy điều hành và giám sát hiện đại, các phương triện trinh sát, thông tin liên lạc, công cụ hỗ trợ, thiết bị bảo đảm an toàn, cứu hộ, cứu nạn, phòng ngừa và
Để làm được như vậy lực lượng cảnh sát biển cần coi trọng xây dựng sự đoàn kết, thống nhất trong nội bộ, tập thể cấp ủy, chỉ huy các cấp. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ về số lượng, tốt về chất lượng, có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Lực lượng Cảnh sát biển trong thời gian tới. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý kiên quyết, dứt điểm các dấu hiệu vi phạm của cán bộ, đảng viên; gắn xây dựng tổ chức đảng trong sạch vững mạnh với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực tiêu biểu”.
Với tâm thế của một lực lượng Anh hùng và truyền thống “Kiên quyết dũng cảm, khắc phục khó khăn, đoàn kết hiệp đồng, giữ nghiêm pháp luật”, mỗi cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển đã, đang và sẽ tiếp tục đoàn kết, quyết tâm, nỗ lực cố gắng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân đã tin tưởng giao phó
Tích cực, chủ động tham gia đóng góp ý kiến về các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế biển đặc biệt là các dự án liên quan đến xây dựng phát triển hệ thống cảng biển, điện gió, dầu khí, du lịch vừa đảm bảo quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế biển.