Cấp dưỡng cho con sau ly hôn là quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi dưỡng con sau ly hôn. Vậy có được yêu cầu tăng tiền cấp dưỡng cho con sau ly hôn?
Mục lục bài viết
- 1 1. Có được yêu cầu tăng tiền cấp dưỡng cho con sau ly hôn không?
- 2 2. Yêu cầu tăng tiền cấp dưỡng cho con sau ly hôn bao nhiêu là hợp lý?
- 3 3. Những trường hợp nào người cấp dưỡng cho con chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng:
- 4 4. Mức phạt người có nghĩa vị cấp dưỡng cho con sau ly hôn trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng:
1. Có được yêu cầu tăng tiền cấp dưỡng cho con sau ly hôn không?
Điều 58 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con sau khi ly hôn, Điều này quy định cha mẹ sau khi ly hôn có các quyền, nghĩa vụ sau đối với con:
– Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn: Sau khi đã ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục đối với các con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và cũng không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, theo Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
– Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
+ Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
+ Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
+ Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
– Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:
+ Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ của cha, mẹ là người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng tất cả các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.
+ Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng tất cả các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc và nuôi dưỡng, giáo dục con.
– Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: Trong trường hợp có yêu cầu của cha, của mẹ hoặc của cá nhân, tổ chức được yêu cầu đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn mà pháp luật đã quy định, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, sau khi cha mẹ ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Về mức cấp dưỡng sẽ do hai bên thỏa thuận với nhau (bên người trực tiếp nuôi con và người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng), nếu hai bên không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tại khoản 2 Điều 116 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thay đổi mức cấp dưỡng, Điều này quy định là khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận lại với nhau; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Theo đó, nếu như mà có lý do chính đáng, một trong hai bên (bên người trực tiếp nuôi con và người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng) có thể thỏa thuận lại với nhau về việc thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con, nhưng nếu như hai bên không thỏa thuận được thì khởi kiện ra Tòa án yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, qua các quy định trên, có thể khẳng định được rằng bên người trực tiếp nuôi con hoặc người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng hoàn toàn có quyền yêu cầu tăng tiền cấp dưỡng cho con sau ly hôn, nếu có lý do chính đáng.
2. Yêu cầu tăng tiền cấp dưỡng cho con sau ly hôn bao nhiêu là hợp lý?
Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định rõ về mức cấp dưỡng sẽ do người có nghĩa vụ cấp dưỡng (người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng) và người được cấp dưỡng (con) hoặc người giám hộ của người được cấp dưỡng là người con thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng là con; nếu không thỏa thuận được thì bên người trực tiếp nuôi con và người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi có lý do chính đáng (ví dụ như thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con bị sụt giảm,…) mức cấp dưỡng cho con có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng cho con do bên người trực tiếp nuôi con và người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Do đó, pháp luật không có quy định giới hạn (tối thiểu, tối đa) mức cấp dưỡng cho con là bao nhiêu mà hoàn toàn dựa vào bên người trực tiếp nuôi con và người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng thỏa thuận với nhau dựa vào thu nhập, điều kiện, khả năng thực tế của người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng là con. Hiện nay, thông thường Tòa án sẽ ấn định mức cấp dưỡng cho con đối với người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng là khoảng 15-30% so với mức thu nhập của người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng. Thế nên, khi yêu cầu tăng tiền cấp dưỡng cho con sau ly hôn sẽ còn phải căn cứ vào thu nhập, căn cứ vào khả năng thực tế của người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng là con để xem xét đưa ra mức cấp dưỡng phù hợp.
3. Những trường hợp nào người cấp dưỡng cho con chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng:
Căn cứ Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng, Điều này quy định rõ nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
– Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;
– Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;
– Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;
– Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;
– Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;
– Trường hợp khác theo quy định của luật.
Như vậy, qua quy định trên, những trường hợp sau người cấp dưỡng cho con chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng:
– Trường hợp 1: người được cấp dưỡng là con đã thành niên (đủ 18 tuổi trở lên) và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.
– Trường hợp 2: Người được cấp dưỡng là con đã được nhận làm con nuôi.
– Trường hợp 3: Người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đã trực tiếp nuôi dưỡng con (người được cấp dưỡng).
– Trường hợp 4: Người có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con hoặc người được cấp dưỡng chết.
4. Mức phạt người có nghĩa vị cấp dưỡng cho con sau ly hôn trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng:
Tùy thuộc vào mức độ vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng mà người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sẽ đối mặt với các hình thức xử phạt sau:
– Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn;
– Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 64
– Điều 186 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, Điều này quy định người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với những người mà mình phải có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc người này trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng đã bị lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc người có nghĩa vụ cấp dưỡng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong những hành vi trên mà còn vi phạm, nếu như không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017, thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc sẽ bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Theo đó, nếu người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nếu cấu thành tội phạm tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
– Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
–
– Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017.