Có được xuất hóa đơn thấp hơn giá trị thực tế. Rủi ro về thuế khi công ty xuất hóa đơn thấp hơn giá trị thực tế của tài sản.
Có được xuất hóa đơn thấp hơn giá trị thực tế. Rủi ro về thuế khi công ty xuất hóa đơn thấp hơn giá trị thực tế của tài sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư: Công ty mình có mua lại xe ô tô cũ của một cá nhân (họ mua xe để đi lại chứ không phải kinh doanh ô tô) nhưng không có hoá đơn, chỉ có hợp đồng và chứng từ thanh toán thôi. Sau thời gian sử dụng bên công ty thanh lý xe ô tô này, có xuất hoá đơn nhưng giá trị trong hoá đơn nhỏ hơn giá trị còn lại của chiếc xe. Bên công ty em làm như vậy có đúng luật không? Có chịu rủi ro về thuế hay không?
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 51/2010/NĐ-CP;
– Thông tư 39/2014/TT-BTC;
– Thông tư 166/2013/TT-BTC.
2. Luật sư tư vấn:
Về vấn đề công ty có mua lại xe ô tô cũ nhưng không có hoá đơn:
Căn cứ Điều 15
– Khi bán hàng hoá, dịch vụ người bán phải lập hoá đơn. Khi lập hoá đơn phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định 51/2010/NĐ-CP.
– Hoá đơn phải được lập theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn. Bộ Tài chính quy định thứ tự lập hoá đơn đối với trường hợp nhiều cơ sở của cùng đơn vị kế toán sử dụng chung một loại hoá đơn có cùng tên, cùng ký hiệu.
– Ngày lập hoá đơn là ngày người bán và người mua làm thủ tục ghi nhận hàng hoá, dịch vụ đã được chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng. Các trường hợp pháp luật quy định chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thì ngày lập hoá đơn là ngày bàn giao hàng hoá.
Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hoá đơn cho khối lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ được giao tương ứng.
– Trường hợp bán hàng qua điện thoại, qua mạng; bán hàng hoá, dịch vụ cùng lúc cho nhiều người tiêu dùng, khi lập hoá đơn người bán hoặc người mua không phải ký tên theo quy định của Bộ Tài chính.
– Hoá đơn điện tử được lập xong sau khi người bán và người mua đã ký xác nhận giao dịch đã được thực hiện theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
Như vậy, việc lập hóa đơn phải tuân thủ quy định như trên.
Công ty bạn xuất hoá đơn nhưng giá trị trong hoá đơn nhỏ hơn giá trị còn lại của chiếc xe (nhỏ hơn giá trị thực tế của chiếc xe), công ty bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm d) Khoản 1 Điều 13
“Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận như sau:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật thuế qua tổng đài: 1900.6568
1. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Lập hóa đơn sai về số lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra làm căn cứ kê khai nộp thuế thấp hơn thực tế.”
Việc xử lý hóa đơn đã lập sai thực hiện theo quy định tại Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC như sau:
– Trường hợp lập hóa đơn chưa giao cho người mua, nếu phát hiện hóa đơn lập sai, người bán gạch chéo các liên và lưu giữ số hóa đơn lập sai.
– Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người người bán và người mua chưa kê khai thuế nếu phát hiện sai phải hủy bỏ, người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của số hóa đơn đã lập sai.
Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn. Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.– Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).