Đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chính của người nông dân và có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống, phát triển kinh tế. Các hoạt động trên đất nông nghiệp đều nhằm tạo ra giá trị nhất định; tuy nhiên hiện nay có một số người vì lợi ích cá nhân đã dựng mộ giả, đắp mộ giả xây bờ tường bao nhằm chiếm dụng đất.
Mục lục bài viết
1. Có được xây mộ, dựng mộ giả trên đất nông nghiệp không?
Căn cứ vào mục đích sử dụng của đất nông nghiệp thì việc xây mộ, dựng mộ giả trên đất nông nghiệp là không phù hợp. Mặt khác, theo điểm h khoản 2 Điều 10
Theo quy định tại Điều 3
* Mục đích sử dụng đất nông nghiệp:
– Canh tác cây trồng: Đất nông nghiệp được sử dụng để trồng các loại cây lương thực như lúa, ngô, lúa mạch, lúa gạo và các cây trồng khác như cà phê, ca cao, cây ăn quả và rau củ. Đây là mục đích chính của đất nông nghiệp;
– Nuôi trồng động vật: Một phần đất nông nghiệp được sử dụng để nuôi trồng động vật như gia súc, gia cầm và cá. Đất cung cấp không gian cho chăn nuôi và cung cấp thức ăn cho động vật;
– Trồng cây công nghiệp: Một phần đất nông nghiệp cũng được sử dụng để trồng cây công nghiệp như bông, cây cỏ mỹ nghệ và cây cỏ lương;
– Đất hữu ích và đất khác: Đất nông nghiệp cũng có thể được sử dụng cho các mục đích khác như làm vườn, công viên, khu du lịch nông nghiệp, nghiên cứu và giáo dục nông nghiệp;
Như vậy, có thể thấy mục đích sử dụng chính của đất nông nghiệp là phục vụ cho hoạt động sản xuất lương thực, thực phẩm, chất liệu sinh vật, nguyên liệu nông nghiệp và các sản phẩm liên quan đến nông nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo vệ môi trường và duy trì sự bền vững của nguồn đất. Vì vậy, không được phép xây dựng mộ, mộ giả trên đất nông nghiệp.
2. Các công trình được phép xây dựng trên đất nông nghiệp:
– Theo khoản 1 Điều 10
+ Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm: dùng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng và thu hoạch ngắn (thường dưới 1 năm) VD: cây lúa, các loại cây hoa màu,…
+ Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm: dùng để trồng các loại cây có thời gian sinh trưởng và thu hoạch trên 1 năm. VD cây lấy gỗ: bạch đàn, sồi,… hoặc các loại cây ăn quả sinh trưởng trong một khoảng thời gian nhưng lại cho thu hoạch trong nhiều năm.
+ Đất nông nghiệp dùng trong chăn nuôi: là loại đất phục vụ chủ yếu cho hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm,… VD: đất trồng cỏ tự nhiên làm thức ăn trong chăn nuôi.
+ Đất rừng phòng hộ: đất dùng với mục đích bảo vệ phát triển rừng, bảo vệ đất, nước, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu,…Hoạt động này thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đồng thời thực hiện các chủ trương phòng hộ.
+ Đất rừng đặc dụng: đất nông nghiệp dùng để bảo tồn thiên nhiên, cân bằng hệ sinh thái, phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học.
+ Đất rừng sản xuất: là loại đất lâm nghiệp, đất rừng tự nhiên và rừng trồng trọt, sử dụng chủ yếu vào mục đích nông nghiệp, lâm nghiệp; thực hiện các dự án trồng rừng hoặc xây dựng khu du lịch sinh thái…
+ Đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối: bao gồm phần đất ao, hồ, sông, ngòi,… và những phần đất có mặt nước bao gồm cả trang trại được giao để nhằm mục đích nuôi trồng và phát triển về ngành thủy sản. Đất làm muối được cấp có thẩm quyền phê duyệt được xác định là phần diện tích đất trong quy hoạch để sản xuất muối.
+ Đất nông nghiệp khác: đây là loại đất sử dụng để xây dựng nhà kính, nhà khác phục vụ cho mục đích trồng trọt (cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất); xây dựng chuồng trại chăn nuôi được cơ quan có thẩm quyền cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm,…
– Theo đó, các công trình được phép xây dựng trên đất nông nghiệp bao gồm:
+ Nhà kính và các loại nhà phục vụ cho mục đích trồng trọt, kể cả hình thức không trồng trọt trên đất;
+ Chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép;
+ Nhà kho chứa lương thực, thực phẩm chăn nuôi gia súc, gia cầm; nhà kho chứa dụng cụ, phân bón trong trồng trọt,…
+ Nhà phục vụ cho hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, thí nghiệm ươm tạo giống cây trồng,…
Có thể thấy, các công trình được phép xây dựng trên đất nông nghiệp phải là các công trình phục vụ cho mục đích nông nghiệp.
3. Mức xử phạt vi phạm đối với hành vi sử dụng đất nông nghiệp sai mục đích:
Được quy định tại chương II Nghị định 91/2019 NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:
* Trường hợp sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm a và d khoản 1 Điều 57 của
– Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng:
+ Chuyển mục đích trái phép diện tích đất dưới 0,5 héc ta đất sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta đất, bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta đất, bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta đất trở lên, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
– Chuyển đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối thì hình thức và mức xử phạt như sau:
+ Chuyển mục đích trái phép dưới 0,1 héc ta đất sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta đất bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta đất bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta đất trở lên bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
– Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:
+ Chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta đất, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta đất, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta đất, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta đất, phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta đất sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta đất, sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta đất, sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng;
(Ngoài phạt tiền, pháp luật có quy định về hình phạt bổ sung: người có hành vi vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi chuyển mục đích sử dụng đất trái phép).
* Trường hợp sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các điểm c và d khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai:
– Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp:
+ Chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta đất sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta đất sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta đất sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta đất trở lên phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
– Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp:
+ Chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta đất sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta đất sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta đất sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
– Chuyển mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất trái phép sang đất phi nông nghiệp sẽ bị phạt như sau:
+ Diện tích đất dưới 0,02 héc ta, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
+ Từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta đất, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
+ Từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta đất, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
+ Từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta đất, phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
+ Từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta đất, phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
+ Từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta đất, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên, phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng;
(Biện pháp khắc phục hậu quả trong các trường hợp này là người vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất và nộp lại số lợi có được từ hành vi bất hợp pháp).
* Trường hợp sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép:
– Chuyển mục đích trái phép đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm thì bị xử phạt như sau:
+ Đối với diện tích đất dưới 0,5 héc ta phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
+ Đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng;
+ Đối với diện tích đất từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
+ Đối với diện tích đất từ 03 héc ta trở lên, bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
– Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì bị xử phạt như sau:
+ Chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta đất sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta đất, sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta đất, sẽ bị phạt từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta đất thì bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta đất phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta đất sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
+ Chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta đất trở lên sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
(Hình thức xử phạt bổ sung nhằm khắc phục hậu quả như: khôi phục tình trạng ban đầu của mảnh đất; nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi bất hợp pháp).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật đất đai 2013;
– Luật xây dựng năm 2014;
– Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
–