Có nhiều người xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, như: vì quá bận rộn với công việc, không muốn đối mặt với đối phương khi ly hôn ... nên đã muốn ủy quyền cho người khác tham gia phiên tòa. Vậy, có được ủy quyền cho người khác ra tòa ly hôn hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được uỷ quyền cho người khác ra tòa ly hôn không?
Xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, nhiều người không thể tự mình ra tòa ly hôn, khi đó người ta đặt ra nhu cầu được ủy quyền cho người khác. Vậy câu hỏi đặt ra: Có được ủy quyền cho người khác ra tòa ly hôn hay không? Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 51 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014, thì tòa án là nơi vợ chồng có thể nộp đơn ly hôn và cũng là nơi có thẩm quyền giải quyết. Cụ thể, quyền yêu cầu giải quyết ly hôn được ghi nhận như sau:
– Vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án giải quyết ly hôn;
– Cha mẹ hoặc người thân thích khác có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết ly hôn cho một bên vợ hoặc một bên chồng, khi xét thấy vợ chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác dẫn đến hiện tượng không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, đồng thời vợ/chồng được xem là nạn nhân của bạo lực gia đình, hành vi bạo lực gia đình đó do vợ chồng của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe, ảnh hưởng đến tinh thần của đối phương;
– Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp người vợ đang mang thai, người vợ đang sinh con, hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 55 của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014, trong trường hợp vợ chồng cùng có yêu cầu ly hôn, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thấy 02 bên thật sự ly hôn tự nguyện và đã có thỏa thuận về quá trình phân chia tài sản, phân chia việc trông nom và nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục con cái sau khi ly hôn dựa trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người vợ và đứa trẻ, thì tòa án sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 397 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có ghi nhận, chủ thể có thẩm quyền đó là thẩm phán phải tiến hành hoạt động hòa giải để hai vợ chồng có cơ hội được đoàn tụ và hàn gắn hôn nhân, giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng, giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ với con, giữa các thành viên trong gia đình với nhau, phải giải thích về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác có liên quan đến lĩnh vực hôn nhân và gia đình cho hai vợ chồng. Như vậy có thể nói, khi nộp đơn ly hôn tại tòa án thì hóa giải được xác định là thủ tục bắt buộc cần phải thực hiện khi thẩm phán thụ lý giải quyết vụ việc ly hôn đó. Quá trình hòa giải phải có mặt hai vợ chồng, để thẩm phán hòa giải các nội dung như phân tích ở trên. Trường hợp sau khi hòa giải, hai vợ chồng đoàn tụ thành công thì thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu. Còn trong trường hợp thẩm phán hòa giải đoàn tụ không thành thì sẽ ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự căn cứ theo quy định tại Điều 212 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 39 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì có thể nói, yêu cầu ly hôn là một trong các quyền nhân thân của con người, vì vậy nó gắn liền với các cá nhân cụ thể, không thể tiến hành hoạt động ủy quyền. Đồng thời, theo Điều 3 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 của quy định, quá trình ly hôn được xem là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng theo bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, có quy định về việc ly hôn, các đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia quá trình tố tụng. Trừ trường hợp cha mẹ hoặc người thân thích khác của một bên vợ chồng có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án giải quyết ly hôn, và là người đại diện nếu đáp ứng được các điều kiện sau:
– Một bên vợ chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc các chứng bệnh khác dẫn đến hiện tượng không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;
– Đồng thời họ là nạn nhân của hành vi bạo lực gia đình do chính vợ chồng của họ gây ra, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng hoặc sức khỏe và tinh thần của họ.
Như vậy có thể nói, theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình hiện nay, việc tham gia thực hiện thủ tục ly hôn làm việc gắn với cá nhân vợ chồng và không được phép ủy quyền cho người khác thực hiện thay. Cha mẹ và người thân thích khác xét được xác định là người đại diện trong trường hợp một bên vợ chồng không thể tự mình tham gia tố tụng bởi những nguyên nhân nêu trên.
Tuy nhiên, phải nhìn nhất ở chỗ, pháp luật về hôn nhân và gia đình chỉ có quy định vợ chồng không được ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng trong vụ án ly hôn chứ không cấm các đường sự ủy quyền cho người khác thay mình nộp đơn ly hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, không được phép ủy quyền cho người khác ra tòa ly hôn thay cho mình, nhưng vẫn có thể thực hiện hoạt động ủy quyền cho người khác thay mình nộp đơn ly hôn tại tòa án theo quy định của pháp luật và uỷ quyền.
2. Có được ủy quyền cho luật sư giải quyết ly hôn không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 85 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có ghi nhận, riêng việc giải quyết ly hôn thì các đương sự không được thực hiện hoạt động ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng thay cho mình, trừ những trường hợp đặc biệt căn cứ vào quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì sẽ được xác định là người đại diện: Cha mẹ hoặc người thân thích khác có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết ly hôn cho một bên vợ hoặc một bên chồng, khi xét thấy vợ chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác dẫn đến hiện tượng không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình, đồng thời chi vợ chồng được xem là nạn nhân của bạo lực gia đình, hành vi bạo lực gia đình đó do vợ chồng của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng và sức khỏe, ảnh hưởng đến tinh thần của đối phương.
Do đó có thể nói, trừ trường hợp vợ chồng bị tâm thần hoặc mắc các chứng bệnh khác dẫn đến hiện tượng không thể làm chủ hành vi và không thể nhận thức, thì cha mẹ hoặc những người thân thích khác của họ sẽ trở thành người đại diện, còn tất cả các trường hợp khác thì vợ chồng không được phép tiến hành hoạt động ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết ly hôn. Đồng nghĩa với việc, chỉ có một trường hợp duy nhất mà người khác được làm đại diện (cha mẹ hoặc người thân thích) còn lại thì vợ chồng đều phải tự mình tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết ly hôn tại tòa án. Do đó việc ủy quyền cho luật sư tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết ly hôn tại tòa án không được thực hiện giống như các vụ việc và các vụ án khác, bởi việc tham gia tố tụng trong ly hôn không được thực hiện hoạt động ủy quyền.
3. Có được ủy quyền nộp hồ sơ ly hôn không?
Theo quy định của pháp luật nêu trên, pháp luật hiện nay không cho phép vợ chồng có quyền ủy quyền cho người khác tham gia quá trình tố tụng trong việc giải quyết thủ tục ly hôn, dù là ly hôn thuận tình hay ly hôn đơn phương tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, pháp luật chỉ không cho phép hoạt động ủy quyền trong quá trình tham gia tố tụng khi giải quyết thủ tục ly hôn, còn hoạt động nhờ người nộp đơn ly hôn hộ thì không bị pháp luật cấm ủy quyền. Do đó, xuất phát từ nhiều lý do khác nhau mà một bên vợ chồng không thể nộp đơn ly hôn tại tòa, thì vợ hoặc chồng hoàn toàn có thể nhờ người khác nộp đơn ly hôn đến tòa án có thẩm quyền để yêu cầu tòa án nhân dân thực hiện thủ tục chấm dứt quan hệ vợ chồng cũng như giải quyết các yêu cầu xoay quanh vấn đề ly hôn như cấp dưỡng hoặc chia tài sản … Bên cạnh việc trực tiếp nộp đơn ly hôn tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền và ủy quyền cho người khác nộp thay, thực tế thì vợ chồng hoàn toàn có thể nộp đơn ly hôn thông qua dịch vụ bưu chính, hoặc nếu không trực tiếp nộp đơn tại tòa án thì có thể nộp đơn thông qua hình thức online tại Cổng dịch vụ của tòa án. Quy định này hiện nay được ghi nhận Điều 190 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Tóm lại, trong quá trình nộp đơn ly hôn thì vợ chồng có thể lựa chọn các hình thức sau:
– Nộp đơn trực tiếp tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền;
– Nộp đơn thông qua dịch vụ bưu chính;
– Nộp đơn thông qua hình thức online Cổng thông tin điện tử;
– Ủy quyền cho người khác nộp hộ đơn ly hôn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Bộ luật Dân sự năm 2015.