Trò chơi điện tử là một trong những loại hình giải trí được cấp phép hoạt động tại Việt Nam nên doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo trò chơi điện tử là nhu cầu chính đáng. Vậy có được quyền quảng cáo trò chơi điện tử hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được quyền quảng cáo trò chơi điện tử hay không?
Bên canh sự phát triển của Internet thì kéo theo sự xuất hiện nhiều các trò chơi điện tử khác nhau nhưng không phải bất kỳ trò chơi điện tử nào cũng được xem là hợp pháp. Trên thực tế game hợp pháp là các trò chơi điện tử đã được Bộ Thông tin và truyền thông phê duyệt nội dung kịch bản và được cung cấp bởi các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi bởi cơ quan có thẩm quyền. Hiện nay việc cấp phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử bao gồm G1, G2, G3 và G4. Trong suốt hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải đảm bảo về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi tiến hành cung cấp dịch vụ này. Theo quy định tại Điều 34
– Doanh nghiệp để hỗ trợ việc kết nối hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ đến mạng viễn thông công cộng thì được thuê đường truyền dẫn của một doanh nghiệp viễn thông khác;
– Phải đảm bảo có ít nhất một hệ thống máy chủ được đặt tại Việt Nam đáp ứng tất cả quá trình thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và nếu có trường hợp khiếu nại từ khách hàng thì phải tiến hành giải quyết đối với việc cung cấp dịch vụ theo đúng quy định của Bộ Thông tin và truyền thông;
– Hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải được cập nhật các tin trên trang thông tin điện tử bao gồm đầy đủ các nội dung như:
+ Tiến hành phân loại trò chơi điện tử phù hợp với độ tuổi người chơi, và trong độ tuổi nhất định cũng sẽ có những trò chơi phù hợp nhất định;
+ Thiết lập ra trò chơi điện tử thì phải có đầy đủ các thông tin về quy tắc của từng trò chơi khi tham gia; ngoài ra các quy định quản lý thông tin, quản lý hoạt động của trò chơi điện tử cũng phải được ghi nhận;
+ Trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ nếu có khiếu nại hoặc tranh chấp quyền lợi phát sinh giữa người chơi và doanh nghiệp giữa người chơi với người chơi thì cũng phải có sẵn các quy tắc để thực hiện việc giải quyết khiếu nại tranh chấp;
Cũng trong quy định tại Điều 34 của Nghị định này thì ghi nhận nội dung doanh nghiệp sẽ không được quảng cáo trò chơi điện tử nếu chưa được thực hiện phê duyệt nội dung kịch bản đối với trò chơi G1; Còn đối với trò chơi G2, G3, G4 thông báo theo quy định trên các diễn đàn trang thông tin điện tử của tổ chức doanh nghiệp hoặc các loại hình báo chí và phương tiện thông tin đại chúng khác cũng là một trong những nghĩa vụ mà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử phải thực hiện nghiêm.
Do đó doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử hoàn toàn có quyền được quảng cáo trò chơi điện tử G1. Cần đặc biệt lưu ý rằng những nội dung và kịch bản để tiến hành quảng cáo cung cấp dịch vụ trò chơi phải được cấp qua thẩm quyền phê duyệt.
2. Doanh nghiệp có hành vi vi phạm về quảng cáo trò chơi điện tử sẽ bị xử phạt với mức nào?
Hành vi vi phạm quy định về cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng đã được ghi nhận cụ thể tại điểm b khoản 5 Điều 104 Nghị định 15/2020/NĐ-CP và mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng sẽ được áp dụng nếu có hành vi vi phạm, cụ thể:
+ Doanh nghiệp tự ý cung cấp các dịch vụ trò chơi điện tử G1 trong khi lại không đáp ứng được một trong các điều kiện liên quan đến kỹ thuật cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử;
+ Hành động quảng cáo trò chơi điện tử G1 khi chưa được cấp quyết định phê duyệt nội dung kịch bản;
+ Ngoài ra, hành vi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 không đúng với nội dung, kịch bản đã được phê duyệt cũng bị áp dụng mức xử phạt này;
+ Việc đăng ký thông tin cá nhân của người chơi khi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử vào một là một trong những quy định bắt buộc, nếu không thực hiện việc đăng ký thông tin cá nhân này thì cũng có thể bị xử phạt;
+ Đối với những chủ thể là trẻ em người chơi dưới 18 tuổi theo quy định mà không áp dụng biện pháp hoặc giải pháp hạn chế giờ chơi của trò chơi điện tử G1.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền được phân tích nêu trên sẽ được áp dụng đối với cá nhân và tổ chức. Theo quy định thì mức phạt tiền từ chương 2 đến chương 7 của Nghị định này sẽ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, ngoại trừ một số trường hợp đã được ghi nhận tại Điều 106 Nghị định này. Cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền sẽ bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Với phân tích nêu trên doanh nghiệp quảng cáo trò chơi điện tử G1 nếu có hành vi vi phạm khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt nội dung kịch bản mà đã tiến hành quảng cáo trên thực tế có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng từ với tổ chức, đối với cá nhân có thể áp dụng mức phạt hành chính từ 25 triệu đồng đến 35 triệu đồng.
3. Hồ sơ đề nghị phê duyệt nội dung kịch bản trò chơi điện tử G1:
Doanh nghiệp nếu muốn tiến hành quảng cáo dịch vụ trò chơi điện tử thì phải nhận được sự chấp thuận, phê duyệt về nội dung kịch bản trò chơi điện tử G1 của cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định hiện hành thì hồ sơ để tiến hành đề nghị phê duyệt nội dung kịch bản bao gồm những giấy tờ sau:
– Doanh nghiệp cần chuẩn bị một đơn đề nghị phê duyệt nội dung kịch bản trò chơi điện tử G1 trên mạng luôn đề nghị này sẽ được thực hiện theo Mẫu số 17 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 27/2018/NĐ-CP; đồng thời, có nghĩa vụ gửi kèm theo cam kết của doanh nghiệp thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đã được ghi nhận tại Điều 34 của Nghị định 72/2013/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 27/2018/NĐ-CP;
– Tài liệu thứ hai mà doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đó là giấy tờ chứng nhận bản quyền hợp pháp cùng với đó là
– Trong hồ sơ đề nghị phê duyệt nội dung và kịch bản trò chơi điện tử thì cần có bản mô tả chi tiết nội dung kịch bản trò chơi điện tử. Mô tả này phải thể hiện được các thông tin như: tên, nguồn gốc xuất xứ của trò chơi điện tử; trình bày rõ được chi tiết kịch bản, nội dung trò chơi; hệ thống nhân vật, hệ thống nhiệm vụ bản đồ sơ đồ; liên quan đến hệ thống vật phẩm ảo, đơn vị ảo, dịch vụ điểm thưởng; nếu có những hoạt động tương tác hoạt động đối kháng giữa các nhân vật với nhau cũng phải được trình bày chi tiết; Đồng thời các thông tin liên quan đến hình thức thu phí, phiên bản phát hành cũng phải được mô tả; Cuối cùng cần phải có phương pháp và kết quả phân loại trò chơi điện tử theo đúng độ tuổi của doanh nghiệp;
+ Bản phương án kỹ thuật cũng cần doanh nghiệp chuẩn bị một cách kỹ càng và bảo đảm các nội dung như: ghi nhận các thông tin về địa chỉ cụ thể nơi đặt hệ thống thiết bị cung cấp dịch vụ và thông tin về tên doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ ( nội dung này sẽ được áp dụng trong trường hợp thuê chỗ đặt máy chủ);
+ Cuối cùng đó là chuẩn bị các thiết bị ghi lại hình ảnh hoạt động âm thanh đặc trưng trong trò chơi: Hình ảnh thu thập này liên quan đến một số tuyến nhân vật, hình ảnh một số vật phẩm được trang bị cho nhân vật; đối với nhân vật đang làm nhiệm vụ chủ yếu 5 cấp độ cao nhất (nếu có) thì cần thu thập cả hình ảnh và hoạt động của những nhân vật này; nếu có xuất hiện hoạt động đối kháng đặc trưng giữa các nhân vật với nhau thì thu thập các hoạt động trên.
– Doanh nghiệp sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ đã được hướng dẫn thì tiến hành nộp trực tiếp hoặc lựa chọn nộp qua đường bưu chính, qua mạng internet đến Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử của Bộ Thông tin và truyền thông.
– Đối với đề nghị phê duyệt nội dung kịch bản trò chơi điện tử G1 thì thời gian giải quyết yêu cầu này trong vòng 25 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Bộ Thông tin và truyền thông sẽ có trách nhiệm trong việc tổ chức thẩm định các quyết định phê duyệt nội dung kịch bản. Trường hợp từ chối thực hiện việc phê duyệt trò chơi điện tử thì Bộ Thông tin và truyền thông phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và nêu rõ được lý do từ chối.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 15/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dich điện tử;
– Nghị định 27/2018/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.