Gần đây, thuốc lá điện tử ngày càng được giới trẻ hưởng ứng, dần trở thành xu thế nên để kiểm soát tốt hơn về vấn đề này thì nhà nước ta còn quy định chặt chẽ trong việc tiếp cận nguồn khách hàng của sản phẩm này. Vậy, có được phép quảng cáo thuốc lá điện tử hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được phép quảng cáo thuốc lá điện tử hay không?
Hiện nay, việc quảng cáo chính là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân mục đích chính của hoạt động quảng cáo để giới thiệu những sản phẩm hàng hóa dịch vụ của mình đối với khách hàng. Để hỗ trợ cho quá trình hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thì cá nhân, tổ chức tiến hành quảng cáo nhưng phải lưu ý với những trường hợp sẽ bị cấm quảng cáo thương mại tại Việt Nam. Những hoạt động bị cấm quảng cáo thương mại tại Việt Nam thông thường có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người, sản phẩm trái ngược lại với thuần phong mỹ tục của dân tộc hoặc mang tính bạo lực. Căn cứ theo Điều 7 Văn bản hợp nhất số 47/VBHN-VPQH Luật Quảng cáo thì những sản phẩm hàng hóa sau đây sẽ bị cấm quảng cáo:
– Những hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật này cũng sẽ bị cấm quảng cáo;
– Thuốc lá là một trong những mặt hàng sản phẩm sẽ bị cấm quảng cáo trên bất kỳ các phương tiện nào;
– Sản phẩm rượu nếu đảm bảo nồng độ cồn dưới 15 độ thì có thể tiến hành quảng cáo, còn trong trường hợp nồng độ đã tăng cao trên 15 độ thì sẽ không được phép thực hiện hoạt động này;
– Các sản phẩm được sử dụng để thay thế sữa mẹ mà những sản phẩm này sẽ sử dụng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi; sản phẩm dinh dưỡng, bổ sung cho trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc bình sữa và vú ngậm nhân tạo cũng sẽ không được phép đến thành quảng cáo;
– Liên quan đến vấn đề khám, chữa bệnh nếu thuộc trong lĩnh vực thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc khi sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc;
– Bên cạnh đó, những sản phẩm hàng hóa có tính chất kích dục cũng sẽ không được thực hiện hoạt động này. Theo đánh giá đây là một trong những loại sản phẩm hàng hóa có thể làm ảnh hưởng thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam, là một trong những lĩnh vực không nên quá phổ biến, quảng cáo công khai;
– Trường hợp các sản phẩm là súng săn, đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm hàng hóa có tính chất kích động bạo lực cũng sẽ bị nghiêm cấm;
– Ngoài ra, những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác được Chính phủ quy định có thể phát sinh trên thực tế cũng sẽ bị nghiêm cấm quảng cáo.
Quy định nêu trên, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi quảng cáo thuốc lá dưới mọi hình thức. Việc quảng cáo thuốc lá điện tử cũng là một trong những hành vi bị nghiêm cấm.
2. Cố tình thực hiện hành vi quảng cáo thuốc lá sẽ bị xử phạt như thế nào?
Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quảng cáo thuốc lá mặc dù đã biết quy định của pháp luật là nghiêm cấm nhưng vẫn cố tình thực hiện thì căn cứ theo Điều 33 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 128/2022/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo được quy định như sau:
– Áp dụng mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với hành vi như tiến hành:
+ Quảng cáo thuốc lá;
+ Bên cạnh đó, việc quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên;
+ Tiến hành quảng cáo sản phẩm thay thế sữa mẹ, dùng cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi hoặc những loại thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi và sản phẩm là bình bú hoặc vú ngậm nhân tạo;
+ Hành vi quảng cáo thuốc kê đơn, thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc khi sử dụng phải có sự giám sát từ thầy thuốc và trong trường hợp thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành cũng sẽ bị xử phạt với mức phạt nêu trên;
+ Tiến hành quảng cáo các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo khác.
Hành vi vi phạm quy định về quảng cáo sản phẩm, hàng hóa dịch vụ, cấm quảng cáo có thể sẽ được áp dụng với mức phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 100 triệu đồng trong một số hành vi như tiến hành quảng cáo dịch vụ cấm kinh doanh hoặc quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục; các loại súng săn và đạn súng săn; vũ khí thể thao và các loại sản phẩm hàng hóa có tính chất kích động bạo lực cũng sẽ bị áp dụng mức phạt tiền nêu trên,
Bên cạnh đó, có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo chí in có quảng cáo đối với hành vi vi phạm quy định nêu trên
Đồng thời, căn cứ tại Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 128/2022/NĐ-CP thì việc quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về quảng cáo như sau:
Đối với một hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa thì cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền tối đa lên đến 50 triệu đồng, còn đối với tổ chức là mức tối đa 100 triệu đồng. Trong lĩnh vực quảng cáo nếu có hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân với mức tối đa là 100 triệu đồng còn đối với tổ chức là 200 triệu đồng. Hiện nay, mức phạt tiền được quy định tại các Chương 2 và Chương 3 Nghị định này sẽ áp dụng đối với cá nhân, trừ một số trường hợp trừ trường hợp quy định tại khoản 1, điểm c khoản 4, điểm a khoản 5 và khoản 6 Điều 6; các điểm c, đ, e và g khoản 4 Điều 8; các khoản 1, 2 và 3 Điều 9; Điều 10; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này sẽ được áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức.
Trong cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền của tổ chức sẽ được áp dụng là gấp hai lần đối với cá nhân. Với quy định nêu trên hành vi quảng cáo thuốc lá cá nhân có thể bị áp dụng mức phạt tiền lên đến 70 triệu đồng và tổ chức có thể sẽ bị áp dụng mức vi phạm lên đến 140 triệu đồng. Có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
3. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trong việc xử phạt hành vi cố tình quảng cáo thuốc lá?
Theo quy định tài khoản 2 Điều 64 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 128/2022/NĐ-CP thì thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện trong việc xử phạt hành vi cố tình quảng cáo thuốc lá ghi nhận như sau:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể áp dụng hình thức phạt cảnh cáo đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm;
– Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực văn hóa sẽ được áp dụng mức phạt lên đến 25 triệu đồng còn trong lĩnh vực vi phạm hành chính về quảng cáo thì phạt tiền lên đến 50 triệu đồng;
– Cá nhân này có thể tiến hành tước quyền sử dụng giấy phép chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Được trao thẩm quyền trong việc tịch thu tang và phương tiện vi phạm hành chính để hỗ trợ thực hiện hành vi bị cấm;
– Ngoài ra, áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đã được quy định tại Điều 4 của Nghị định này.
Soi chiếu với quy định nêu trên Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện không có thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức cố tình tiến hành quảng cáo thuốc lá, còn đối với hành vi vi phạm của cá nhân thì sẽ có thẩm quyền xử phạt.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 47/VBHN-VPQH Luật Quảng cáo;
– Nghị định số 128/2022/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo.