Hôn nhân được xem là sợi dây liên kết giữa nam và nữ, hướng tới mục đích chung sống trọn đời, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Vậy pháp luật có cho phép cá nhân được quyền kết hôn với con riêng của mẹ hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được phép kết hôn với con riêng của mẹ hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Hiến pháp năm 2013 có quy định về quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong vấn đề kết hôn. Cụ thể như sau:
– Nam và nữ có quyền kết hôn, ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, vợ chồng bình đẳng, một vợ một chồng, tôn trọng lẫn nhau trong quá trình chung sống, giúp đỡ lẫn nhau trong quan hệ hôn nhân gia đình;
– Nhà nước sẽ bảo hộ quan hệ hôn nhân và gia đình, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người mẹ và trẻ em.
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong quan hệ hôn nhân gia đình. Cụ thể như sau:
– Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo trái quy định của pháp luật;
– Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở quá trình kết hôn tự nguyện và tiến bộ, lừa dối kết hôn;
– Những người đang có vợ hoặc đang có chồng tuy nhiên kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác, những người chưa có vợ hoặc chưa có chồng tuy nhiên kết hôn hoặc chung sống với người đang có vợ hoặc người đang có chồng;
– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa những người có mối quan hệ là cha mẹ với con nuôi, đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ hoặc mẹ kế với con riêng của chồng;
– Yêu sách của cải trong hoạt động kết hôn, cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn tự nguyện tiến bộ;
– Có hành vi bạo lực gia đình dưới bất kỳ hình thức nào;
– Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân gia đình để mua bán người, xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động hoặc có hành vi nhằm mục đích trục lợi cá nhân;
– Thực hiện hoạt động sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, có hành vi lựa chọn giới tính thai nhi và sinh sản vô tính.
Như vậy có thể nói, theo quy định của pháp luật hiện hành, pháp luật về hôn nhân và gia đình hiện nay không nghiêm cấm việc kết hôn giữa con ruột và con riêng.
Đặc biệt, căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về điều kiện kết hôn. Theo đó, các cá nhân hoàn toàn có quyền kết hôn với con riêng của mẹ nếu các bên nam/nữ đáp ứng được đầy đủ các điều kiện như sau:
– Đáp ứng đầy đủ độ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật, cụ thể là nam từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bị ép buộc hoặc lừa dối dưới bất kỳ hình thức nào;
– Các chủ thể tham gia vào quá trình kết hôn không bị mất năng lực hành vi dân sự, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật;
– Việc kết hôn không thuộc một trong những trường hợp bị cấm kết hôn theo quy định của pháp luật. Cụ thể bao gồm:
+ Kết hôn giả tạo;
+ Tảo hôn, có hành vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
+ Người đang có vợ, người đang có chồng mà kết hôn với người khác, hoặc người chưa có vợ hoặc người chưa có chồng tuy nhiên kết hôn với người đã có vợ hoặc người đã có chồng;
+ Kết hôn giữa những người cùng dòng máu trực hệ, kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa những người có mối quan hệ như cha mẹ nuôi với con ruột, giữa những người từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, kết hôn giữa cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ hoặc mẹ kế với con riêng của chồng.
2. Sau khi kết hôn, có bắt buộc vợ chồng phải sống chung với nhau không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về tình nghĩa vợ chồng. Theo đó, vợ chồng cần phải tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ sau:
– Vợ chồng có nghĩa vụ yêu thương nhau, tôn trọng lẫn nhau, quan tâm nhau trong quá trình chung sống, chăm sóc và giúp đỡ lẫn nhau dưới nhiều phương diện khác nhau, có nghĩa vụ chung thủy trong đời sống vợ chồng, vợ chồng phải cùng nhau san sẻ và thực hiện các công việc chung trong gia đình;
– Vợ chồng có nghĩa vụ chung sống với nhau, ngoại trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu và tính chất công việc nghề nghiệp, công việc đặc thù, quá trình công tác, hoặc tập, tham gia các hoạt động chính trị kinh tế, văn hóa xã hội, hoặc vì lý do chính đáng khác.
Theo đó thì có thể nói, vợ chồng sau khi đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cần phải có nghĩa vụ chung sống với nhau. Trong trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc có lý do chính đáng thì có thể sẽ không phải chung sống với nhau.
3. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn:
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc đăng ký kết hôn. Theo đó, quá trình đăng ký kết hôn sẽ cần phải tuân thủ đầy đủ theo quy định như sau:
– Việc kết hôn cần phải được thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch;
– Việc kết hôn không được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình thì sẽ không có giá trị pháp lý;
– Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng trên thực tế thì cũng cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.
Theo đó thì có thể nói, để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận là vợ chồng hợp pháp thì cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Để việc đăng ký kết hôn có giá trị pháp lý thì phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình thực hiện. Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về việc giải quyết hậu quả của việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể như sau:
– Nam, nữ có đủ điều kiện để kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình phải chung sống với nhau như vợ chồng, tuy nhiên không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ vợ chồng, không được pháp luật về hôn nhân và gia đình bảo vệ. Quyền và nghĩa vụ đối với con cái, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên sẽ được giải quyết căn cứ theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014;
– Trong trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, tuy nhiên sau đó thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, thì quan hệ hôn nhân sẽ được xác lập tính kể từ thời điểm các bên thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn.
Như vậy có thể nói, việc giải quyết hậu quả của việc nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng, tuy nhiên không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.