Quy định chung về doanh nghiệp tư nhân. Có được phép góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không? Ưu điểm, nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp tư nhân. Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân. Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp tư nhân là một trong những loại hình lựa chọn phổ biến để tiến hành hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài trình tự và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân thì cá nhân, tổ chức khác có được phép góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không?
Tổng đài Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định chung về doanh nghiệp tư nhân:
Hiện nay, theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thì doanh nghiệp tư nhân được coi là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng chính toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Đặc điểm cụ thể của doanh nghiệp tư nhân, bao gồm:
Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân bỏ vốn thành lập và làm chủ:
Doanh nghiệp tư nhân không giống như các loại hình doanh nghiệp khác được nhiều cá nhân góp vốn thành lập công ty, nguồn vốn của doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ tài sản của một cá nhân duy nhất bỏ vốn ra thành lập công ty.
Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân:
Pháp nhân theo quy định của
– Được thành lập theo đúng quy định của pháp luật
– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
– Có cơ cấu tổ chức theo quy định
– Phải nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
Đối với doanh nghiệp tư nhân thì bản chất doanh nghiệp tư nhân là do một cá nhân làm chủ. Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền sở hữu tài sản để đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân, do vậy doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập. Mà một trong những điều kiện để một tổ chức được coi là pháp nhân là phải có tài sản độc lập. Theo đó, doanh nghiệp tư nhân không phải là pháp nhân.
Chủ Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn đối với mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
Chịu trách nhiệm vô hạn là việc chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu của mình bao gồm tất cả tài sản đầu tư vào doanh nghiệp và tài sản cá nhân bên ngoài không đầu tư vào doanh nghiệp.
Bởi lẽ doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, không có tài sản riêng nên trách nhiệm đối với khách hàng, chủ nợ hay những người có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm.
Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành chứng khoán:
Khoản 2 Điều 188
2. Có được phép góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 188
Do vậy, các cá nhân hay tổ chức khác không được phép góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân đó. Nếu như góp vốn vào sẽ phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần.
Và bên cạnh đó, doanh nghiệp tư nhân sẽ không được quyền góp vốn thành lập vào công ty khác, cụ thể là góp vốn hoặc mua cổ phần tại công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Việc quy định cấm doanh nghiệp tư nhân này là do xuất phát từ việc doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp, không có sự tách biệt giữa tài sản cá nhân và tài sản doanh nghiệp, do đó đây là đơn vị không có tư cách pháp nhân riêng biệt để tham gia vào các tổ chức có sự tách bạch về tài sản cá nhân và tài sản công ty như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
Tuy nhiên, pháp luật chỉ cấm doanh nghiệp không có quyền góp vốn, mua cổ phần vào công ty phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần; còn chủ doanh nghiệp tư nhân không cấm nên vẫn có quyền góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác với tư cách là cá nhân.
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Và chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Bởi bản chất của doanh nghiệp tư nhân là chịu trách nhiệm tài sản vô hạn của chủ sở hữu. Việc này đưa ra nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng, đối tác, chủ nợ của doanh nghiệp tư nhân.
3. Ưu điểm, nhược điểm khi thành lập doanh nghiệp tư nhân:
3.1. Ưu điểm:
– Doanh nghiệp tư nhân do một bên cá nhân thành lập và làm chủ nên có thể hoàn toàn chủ động trong việc quyết định tất cả những vấn đề kinh doanh, vấn đề nội bộ của công ty mà không cần phụ thuộc vào bên nào khác
– Chủ doanh nghiệp tư nhân cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp
– Khi có nhu cầu thì chủ doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác
– Hồ sơ, thủ tục, quy trình thành lập doanh nghiệp tư nhân ít bị ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác do chế độ chịu trách nhiệm vô hạn
– Mô hình tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản
3.2. Nhược điểm:
– Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
– Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình sẽ mang tính rủi ro cao
– Bị hạn chế về việc huy động vốn khi muốn phát triển, mở rộng kinh doanh: vì doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào mà phải tự mình đầu tư thêm vốn hoặc nhận từ việc tặng cho,…
– Không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần
– Chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được thành lập một doanh nghiệp tư nhân
4. Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của của chủ doanh nghiệp tư nhân: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
Hoặc tiến hành đăng ký trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Trường hợp nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện:
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ
Trường hợp đăng ký qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn):
– Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử
– Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi
– Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện cấp đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp
– Thời hạn giải quyết: trong vòng 03 ngày làm việc
5. Lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân:
Mức thu lệ phí đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân được quy định tại Thông tư 47/2019/TT-BTC, cụ thể như sau:
– Lệ phí đăng ký doanh nghiệp (bao gồm: Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp): 50 nghìn đồng trên 1 lần
– Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng/lần
– Miễn lệ phí đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử, đăng ký thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh.