Có được nhập học lớp 1 cho con tại nơi có giấy tạm trú không? Quy định pháp luật về quyền được lựa chọn trường tiểu học của trẻ em.
Nhiều bậc phụ huynh có con em đang trong độ tuổi học lớp 1 rất lo lắng khi thay đổi nơi công tác, làm việc mặc dù không cần phải đăng ký thường trú mà chỉ đăng ký tạm trú thì liệu khi có giấy tạm trú rồi thì con mình có được đăng ký theo học ở các trường ở địa bàn đó không? Có được nhập học lớp 1 cho con tại nơi có giấy tạm trú không? Quy định pháp luật về quyền được lựa chọn trường tiểu học của trẻ em.
Mục lục bài viết
1. Có được nhập học lớp 1 cho con tại nơi có giấy tạm trú không?
Theo quy định của pháp luật thì tuổi của học sinh tiểu học được quy định là từ sáu tuổi đến mười bốn tuổi ở những cấp học tiểu học. Tuổi vào học lớp một thông thường theo mặt bằng chung là sáu tuổi, còn ở những nơi có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, hoặc những học sinh là trẻ mồ côi cha mẹ, không nơi nương tựa, hoặc là trẻ em thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của nhà nước, hoặc các trẻ em ở nước ngoài về nước có thể học lớp một từ bảy đến chín tuổi và trẻ em khuyết tật có thể học lớp một ở một độ tuổi cao hơn từ 7 tuổi đến 14 tuổi.
Theo quy định của pháp luật thì công dân có quyền lựa chọn, quyết định nơi thường trú của mình, nơi tạm trú của mình phù hợp với các quy định của luật cư trú và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Công dân có quyền được cấp, được cấp lại, cấp đổi, cấp đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú. Ngoài ra, công dân còn được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền cư trú và thực hiện biện pháp bảo vệ quyền cư trú của mình. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật cư trú thì có thể hiểu việc đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ. Cho nên người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn khi chuyển đến để tránh trường hợp bị xử phạm vi phạm hành chính do vi phạm pháp luật cư trú.
Theo quy định của pháp luật cũng như các văn bản khác của pháp luật thì mọi học sinh ai ai cũng có quyền đi học và được tự do lựa chọn trường tiểu học và học tại một trường ở nơi cư trú hoặc ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận nên học sinh vẫn có thể nhập học được cho con em của mình trong các quận tạm trú.
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật thì theo điều lệ của trường tiểu học cũng đã quy định rất cụ thể trong đó quy định học sinh có quyền được học ở một trường, lớp hoặc các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học tại nơi cư trú có thể hiểu là nơi đang có hộ khẩu thường trú hoặc nơi đang tạm trú, được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.
Do đó, khi học sinh không có tạm trú và thường trú ngoài nơi cư trú học sinh vẫn có thể nhập học. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì học sinh có thể học nơi tạm trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận. Vì vậy, hiện nay, khi tuyển sinh thì các trường thường ưu tiên những trẻ có hộ khẩu thường trú, tiếp đến là các diện gia đình chính sách như gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng hoặc gia đình có khó khăn rồi mới xét đến các diện hộ gia đình có sổ hộ tạm trú và điều này còn phụ thuộc vào quy chế chế tuyển sinh của từng trường hợp, từng địa bàn, khi gia đình muốn đăng ký cho con theo học.
Khi gia đình của trẻ em có nhu học tiểu học ở ngoài nơi cư trú thì phụ huynh của trẻ cần chuẩn bị những giấy tờ như sau:
+ Phụ huynh nhập học cho con theo mẫu của trường dự định đăng ký học cho các con.
+ Nộp kèm bản sao y bản chính của giấy khai sinh hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu khi nhập học theo quy định.
+ Gia đình nộp kèm theo bản sao sổ hộ khẩu kèm theo bản gốc để đối chiếu, giấy hẹn trả kết quả đăng ký thường trú của công an có thẩm quyền hoặc giấy xác nhận cư trú tại địa bàn của
Sau khi chuẩn bị hồ sơ thì gia đình nộp lại cho nhà trường dự định đăng ký học theo quy định.
2. Quy định pháp luật về quyền được lựa chọn trường tiểu học của trẻ em
Bất kỳ cấp học nào thì mọi học sinh đều có quyền được học ở bất kỳ một học ở một trường. một lớp hoặc các cơ sở giáo dục khác đang thực hiện chương trình giá o dục tiểu học tại nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận căn cứ vào tuyển sinh của từng trường, tùy thuộc vào từng năm, từng khu vực theo khả năng về điều kiện vật chất theo quy định của pháp luật.
Khi học sinh được học vượt lớp, học lưu ban được xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học theo quy định của pháp luật.
Mọi học sinh có quyền được pháp luật bảo vệ, chăm sóc, tôn trọng và đối xử bình đẳng, được xã hội, nhà nước đảm bảo những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập và rèn luyện
Khi tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục tiểu học thì mọi học sinh được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu; được chăm sóc và giáo dục hoà nhập (đối với học sinh khuyết tật) theo quy định.
Khi học tập ở bất kỳ một trường tiểu học thì khi có thành tích tốt thì học sinh sẽ cũng được nhận học bổng và được hưởng chính sách xã hội theo quy định của luật thi đua khen thưởng hoặc nội quy quy chế của từng trường tiểu học theo quy định của pháp luật.
Khi tham gia học tập thì mọi học sinh sẽ cũng được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi Luật sư về vấn đề tuyển sinh vào lớp 1 năm 2017 -2018 Bé nhà mình sinh năm 2011 năm nay vào lớp 1. Hiện tại hộ khẩu của mình ở Mỹ Đức. mình đang công tác ở Hà Đông và đã làm giấy tạm trú ở Phú La – Hà Đông. Để thuận tiện cho việc đi làm nên mình gửi con ở trường mầm non tư nhân gần chỗ làm. Hôm nay cô giáo mầm non của con nói “Nếu bé nhà chị học ở chỗ em, em đã lấy mã số cho con rồi, nhưng theo quy định thì sẽ chuyển con về học theo hộ khẩu mặc dù đã có giấy tạm trú ở bên Phú La rồi thì cũng không được, em đã hỏi các xếp ở trên là như vậy” .Xin luật sư giải đáp giúp tôi vấn đề trên. Nếu con tôi học trường tư và được cấp mã số theo hộ khẩu ở Mỹ Đình, nhưng tôi có giấy tạm trú ở Phú la Hà Đông, như vậy có đủ điều kiện học ở Phú la Hà Đông không? Chân thành cảm ơn luật sư!?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Căn cứ pháp lý:
Bạn có trình bày bạn hiện đang có sổ hộ khẩu ở Mỹ Đức, công tác ở Hà Đông và làm giấy tạm trú tại Phú La – Hà Đông. Sắp tời con bạn vào lớp 1. Hiện con bạn học trường tư và được cấp mã số theo sổ hộ khẩu ở Mỹ Đình. Bạn muốn hỏi con bạn có được học tại Phú la Hà Đông hay không khi mà có giấy tạm trú ở Phú la Hà Đông. Trong trường hợp này, con bạn vẫn có thể theo học tiểu học tại trường Phú la Hà Đông, nếu nhà trường có khả năng tiếp nhận. Cụ thể:
– Theo Khoản 1 Điều 42 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Thông tư 41/2010/TT-BGDĐT Điều lệ Trường tiểu học:
“Điều 42. Quyền của học sinh
1. Được học ở một trường, lớp hoặc cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học tại nơi cư trú; được chọn trường ngoài nơi cư trú nếu trường đó có khả năng tiếp nhận.
2. Được học vượt lớp, học lưu ban; được xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học theo quy định
….”
Như vây, theo quy định trên thì học sinh có thể lựa chọn trường ngoài nơi cư trú để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh nhưng phải đảm bảo trường đó có khả năng tiếp nhận học sinh. Việc phân tuyến cho các em học sinh phải trên cơ sở tạo điều kiện cho học sinh đi học tại trường gần nơi cư trú nhất, ngoại trừ một số trường hợp do khả năng tiếp nhận của các trường trong khu vực. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện, đặc thù dân cư từng địa bàn, điều tra số trẻ trong độ tuổi, các quận, huyện có kế hoạch gọi trẻ ra lớp, đảm bảo tuyển đủ số lượng học sinh vào trường sao cho công bằng, phù hợp nhất.
>>> Luật sư
Trường hợp của bạn là đã có sổ hộ khẩu ở Mỹ Đức, công tác ở Hà Đông và làm giấy tạm trú tại Phú La – Hà Đông. Nếu gia đình bạn sinh sống chính tại nơi tạm trú thì phải có xác nhận của công an phường về thời gian tạm trú bao lâu khi làm hồ sơ nhập học cho con. Con bạn học ở trường nào phải phụ thuộc vào phân tuyến của Uỷ ban nhân dân quận (huyện) nơi gia đình tạm trú. Tuy nhiên các trường phải ưu tiên những trẻ có hộ khẩu thường trú, các diện chính sách, gia đình khó khăn trước rồi mới xét đến các diện tạm trú, điều này còn phụ thuộc vào quy chế tuyển sinh của từng trường học, vì vậy, bạn liên hệ trực tiếp đến Hiệu trưởng để được trả lời cụ thể về thông tin tuyển sinh.