Hiện nay, game online đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Nhiều game thủ cho rằng, việc nạp tiền mua những vật phẩm quý hiếm để sau này có thể sang nhượng tài khoản với mức giá cao hơn so với số tiền bỏ ra. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, có được nạp tiền mua vật phẩm trong tài khoản game không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Có được nạp tiền mua vật phẩm trong tài khoản game không?
- 2 2. Quy đổi vật phẩm ảo thành tiền thưởng ngoài game online bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- 3 3. Người chơi vi phạm mua bán vật phẩm ảo bị phạt như thế nào?
- 4 4. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán trong trò chơi điện tử:
1. Có được nạp tiền mua vật phẩm trong tài khoản game không?
Căn cứ tại Điều 7
– Doanh nghiệp hoạt động cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử chỉ được phép khởi tạo các vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử theo đúng nội dung, kịch bản mà doanh nghiệp đã thực hiện báo cáo trong hồ sơ được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử và trong báo cáo định kỳ của doanh nghiệp.
– Để đổi lấy vật phẩm ảo do doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử khởi tạo thì người chơi được dùng điểm thưởng hoặc đơn vị ảo có trong tài khoản trò chơi điện tử của mình để thực hiện đổi.
– Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử có nghĩa vụ phải quản lý vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử phù hợp với nội dung, kịch bản trò chơi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và theo đúng quy tắc trò chơi đã được công bố.
– Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng mà doanh nghiệp đã thực hiện báo cáo chỉ được sử dụng trong phạm vi trò chơi điện tử và theo đúng mục đích. Vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng không phải là tài sản, không có giá trị quy đổi ngược lại thành tiền, phiếu thưởng, thẻ thanh toán hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử.
– Không thực hiện mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau.
Như vậy, việc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ game online đã được cấp phép phát hành các vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong các trò chơi để cung cấp cho người chơi theo đúng nội dung, kịch bản mà doanh nghiệp đã báo cáo trong hồ sơ được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử và trong báo cáo định kỳ của doanh nghiệp thì việc người chơi mua vật phẩm trong game là phù hợp quy định của pháp luật hiện hành.
Theo quy định trên thì pháp luật chỉ cấm việc cá nhân mua, bán vật phẩm ảo trong game online giữa các người chơi với nhau. Đồng thời, khi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng và người chơi (người sử dụng dịch vụ) phải tuân thủ đầy đủ các quy định tại Điều 7
2. Quy đổi vật phẩm ảo thành tiền thưởng ngoài game online bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Trường hợp người chơi game online mà có hành vi thực hiện mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau thì bị xử lý theo quy định tại Khoản 6, Khoản 7 Điều 104 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử (sử dụng vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng ngoài phạm vi trò chơi điện tử và không theo đúng mục đích mà doanh nghiệp đã báo cáo; thực hiện quy đổi ngược lại thành tiền, thẻ thanh toán, phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử; mua, bán vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng giữa những người chơi với nhau), cụ thể xử phạt như sau:
Đối với các hành vi sau đây sẽ bị xử phạt tiền từ 170.000.0000 đồng đến 200.000.000 đồng:
+ Quy đổi vật phẩm ảo, điểm thưởng, đơn vị ảo được thành tiền hoặc phiếu thưởng hoặc thẻ thanh toán hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử dưới bất kỳ hình thức nào;
+ Khởi tạo các vật phẩm ảo, điểm thưởng, đơn vị ảo trong trò chơi điện tử không đúng theo kịch bản, nội dung trò chơi điện tử;
+ Cung cấp các dịch vụ trò chơi điện tử G1 có thông tin, hình ảnh vi phạm chủ quyền quốc gia; xúc phạm danh nhân, dân tộc, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, khi bị xử phạt vi phạm hành chính với các hành vi trên thì người vi phạm còn bị áp dụng một trong các hình thức phạt bổ sung sau:
+ Tước quyền sử dụng quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản trò chơi điện tử G1 từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm việc cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 không đúng với nội dung kịch bản đã được phê duyệt.
+ Tước quyền sử dụng Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử từ 22 tháng đến 24 tháng và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm về việc quy đổi vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng được thành tiền hoặc thẻ thanh toán hoặc phiếu thưởng hoặc các hiện vật có giá trị giao dịch bên ngoài trò chơi điện tử dưới bất kỳ hình thức nào; Khởi tạo các vật phẩm ảo, đơn vị ảo, điểm thưởng trong trò chơi điện tử không đúng theo nội dung, kịch bản trò chơi điện tử; Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 có thông tin, hình ảnh vi phạm chủ quyền quốc gia; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 có nội dung kịch bản có hình ảnh hoặc âm thanh gây cảm giác ghê sợ, rùng rợn, kích động bạo lực, thú tính, khêu gợi, kích thích dâm ô, trụy lạc, vô luân trái với truyền thống đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam; phá hoại truyền thống lịch sử; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; miêu tả các hành động tự tử, sử dụng ma túy, uống rượu, hút thuốc, khủng bố, hành động ngược đãi, xâm hại, buôn bán trẻ em, đánh bạc và các hành vi có hại hoặc bị cấm khác.
+ Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm không bảo đảm quyền lợi của người chơi theo đúng quy tắc của trò chơi điện tử đã công bố hoặc không có các giải pháp bảo đảm quyền lợi của người sử dụng khi ngừng cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng hoặc không tiếp nhận, giải quyết các tranh chấp phát sinh; Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2 hoặc G3 hoặc G4 nhưng không đáp ứng một trong các điều kiện về kỹ thuật cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử hoặc không đúng với nội dung đã thông báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Các hành vi cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 có nội dung kịch bản có hình ảnh hoặc âm thanh gây cảm giác ghê sợ, rùng rợn, kích động bạo lực, thú tính, khêu gợi, kích thích dâm ô, trụy lạc, vô luân trái với truyền thống đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam; phá hoại truyền thống lịch sử; xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân; miêu tả các hành động tự tử, sử dụng ma túy, uống rượu, hút thuốc, khủng bố, hành động ngược đãi, xâm hại, buôn bán trẻ em, đánh bạc và các hành vi có hại hoặc bị cấm khác; Cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1 khi không đáp ứng một trong các điều kiện về kỹ thuật cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử; Không áp dụng biện pháp, giải pháp hạn chế giờ chơi của trò chơi điện tử G1 đối với trẻ em, người chơi dưới 18 tuổi theo quy định.
Đồng thời, tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền như sau: Mức phạt tiền được quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định vi phạm quy định về người chơi tại Điều 106 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP này. Còn trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như quy định của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Theo đó, thì với tổ chức thì mức phạt tiền là 170.000.000 đến 200.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G1, Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng từ 22 đến 24 tháng.CÒn đối với cá nhân quy đổi vật phẩm ảo thành tiền thưởng ngoài game online sẽ bị phạt tiền từ 85.000.000 đến 100.000.000 đồng, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
3. Người chơi vi phạm mua bán vật phẩm ảo bị phạt như thế nào?
Hiện nay, game online thường có các hội nhóm mạng xã hội có thể do đơn vị doanh nghiệp kinh doanh trò chơi cung cấp quản lý hoặc do người chơi tự lập ra để kết nối người chơi, chia sẻ kinh nghiệm, cung cấp thông tin về game, các phần thưởng trong game, … Bên cạnh đó cũng có nhiều nhóm mạng xã hội mà người chơi lập ra với mục đích chủ yếu là dùng tiền thật để mua vật phẩm ảo hoặc phần thưởng ảo,…
Theo quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 106 Nghị định 15/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt trong lĩnh vực Internet, quy định người chơi có hành vi mua, bán vật phẩm ảo hoặc đơn vị ảo hoặc điểm thưởng thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Trên thực tế, có rất nhiều trường hợp người chơi lợi dụng thông tin trên mạng xã hội lợi dụng sự tin tưởng của các game thủ, những người này rao bán các vật phẩm, account game, sau khi nhận được tiền chuyển khoản, những đối tượng này không thực hiện đúng giao dịch ban đầu, mà chặn liên hệ với người mua nhằm lừa tiền khi mua vật phẩm game này. Khi đó, người có hành vi lừa đảo số tiền trên còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174
4. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thanh toán trong trò chơi điện tử:
Căn cứ theo Điều 9 của
+ Chủ động từ chối, tạm ngừng hoặc ngừng kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử chưa được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản hoặc chưa thông báo cung cấp dịch vụ bởi theo nguyên tắc quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 31
+ Thực hiện theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng hoặc ngừng kết nối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử chưa thông báo cung cấp dịch vụ hoặc chưa được cấp quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 31
+ Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo đảm an toàn, an ninh thông tin và điều tra, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến dịch vụ thanh toán trong hoạt động sử dụng, cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử;
–
–