Người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng, bố trí, quản lý, điều hành, giám sát lao động; khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động. Vậy có được ký hợp đồng lao động với phụ nữ có thai không?
Mục lục bài viết
1. Có được ký hợp đồng lao động với phụ nữ có thai không?
Điều 8
– Hành vi phân biệt đối xử ở trong lao động.
– Ngược đãi những người lao động, cưỡng bức lao động.
– Hành vi quấy rối tình dục ở tại nơi làm việc.
– Có hành vi lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề nhằm để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc là có hành vi lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
– Sử dụng lao động mà chưa có qua đào tạo hoặc là chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với những nghề, công việc mà có phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
– Có hành vi lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc sử dụng các thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng những người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột hay cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
– Sử dụng người lao động chưa thành niên mà trái pháp luật.
Thêm nữa, nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động được quy định tại Điều 15 Bộ luật Lao động như sau:
– Phải tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.
– Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái với quy định pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.
Ngoài ra, tại Điều 16 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin khi giao kết hợp đồng lao động như sau:
– Người sử dụng lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người lao động về những vấn đề sau:
+ Thông tin về công việc;
+ Thông tin về địa điểm làm việc;
+ Thông tin về điều kiện làm việc;
+ Thông tin về thời giờ làm việc;
+ Thông tin về thời giờ nghỉ ngơi;
+ Thông tin về an toàn, vệ sinh lao động;
+ Thông tin về tiền lương;
+ Thông tin về hình thức trả lương;
+ Thông tin về bảo hiểm xã hội;
+ Thông tin về bảo hiểm y tế;
+ Thông tin về bảo hiểm thất nghiệp;
+ Các quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bảo vệ bí mật công nghệ;
+ Vấn đề khác có liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà những người lao động yêu cầu.
– Người lao động phải cung cấp thông tin trung thực cho người sử dụng lao động về những vấn đề sau:
+ Thông tin về họ tên;
+ Thông tin về ngày tháng năm sinh;
+ Thông tin về giới tính;
+ Thông tin về nơi cư trú;
+ Thông tin về trình độ học vấn;
+ Thông tin về trình độ kỹ năng nghề;
+ Thông tin xác nhận về tình trạng sức khỏe;
+ Vấn đề khác có liên quan trực tiếp đến việc giao kết hợp đồng lao động mà chính người sử dụng lao động yêu cầu.
Như vậy, qua các quy định trên và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì có thể khẳng định được rằng người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền được ký hợp đồng lao động với phụ nữ có thai.
2. Sau khi ký hợp đồng lao động với phụ nữ có thai phải đảm bảo những chế độ nào cho người lao động nữ mang thai:
Sau khi ký hợp đồng lao động với phụ nữ có thai thì người sử dụng lao động phải đảm bảo những chế độ sau cho người lao động nữ đang mang thai:
– Chế độ khi khám thai: theo quy định của pháp luật thì trong thời gian mang thai, lao động nữ đang mang thai được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần nghỉ được 01 ngày; trường hợp người lao động nữ đang mang thai ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc là người mang thai đang có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì sẽ được nghỉ việc 02 ngày cho mỗi lần khám thai. Chính vì thế, sau khi người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động với phụ nữ có thai thì người sử dụng lao động phải để cho lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần nghỉ 01 ngày, trong trường hợp lao động nữ đang mang thai ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người lao động nữ mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì người sử dụng lao động phải để người lao động nữ mang thai nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
– Chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc là phá thai bệnh lý: khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc là phá thai bệnh lý thì người lao động nữ được quyền nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo như chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được pháp luật quy định như sau:
+ Nghỉ 10 ngày nếu như thai đang dưới 05 tuần tuổi;
+ Nghỉ 20 ngày nếu như thai đang từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
+ Nghỉ 40 ngày nếu như thai đang từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
+ Nghỉ 50 ngày nếu như thai đang từ 25 tuần tuổi trở lên.
Chính vì thế, sau khi người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động với phụ nữ có thai mà người lao động sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc là phá thai bệnh lý thì phải cho người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo đúng chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền với thời gian nghỉ pháp luật quy định vừa nêu.
– Chế độ khi sinh con: Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con với thời gian là 06 tháng. Nếu như trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người lao động nữ khi đã sinh con được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Theo đó, sau khi người sử dụng lao động ký hợp đồng lao động với phụ nữ có thai, sau đó người lao động sinh con thì người sử dụng lao động phải để người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con với thời gian là 06 tháng. Ngoài ra, người sử dụng lao động còn phải hoàn thành hồ sơ thai sản cho người lao động trong thời hạn pháp luật quy định.
3. Những việc người sử dụng lao động phải thực hiện sau khi ký hợp đồng lao động với phụ nữ có thai:
Căn cứ Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 thì những việc người sử dụng lao động phải thực hiện sau khi ký hợp đồng lao động với phụ nữ có thai bao gồm:
– Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ đang mang thai làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
+ Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc là từ tháng thứ 06 nếu như làm việc ở các vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
+ Đang nuôi con mà dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động nữ đang mang thai đồng ý.
– Lao động nữ mang thai làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc là làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc mà lại có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho những người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang để làm những công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc là giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và những quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
– Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ mang thai vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con đang dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, đã bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc là bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trường hợp hợp đồng lao động đã hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì sẽ được ưu tiên giao kết
– Lao động nữ đang trong thời gian nuôi con mà dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ người lao động vẫn được hưởng đủ số tiền lương theo hợp đồng lao động.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động 2019.