Hồ sơ dự thầu là tập hợp tất cả các loại giấy tờ, văn bản, tài liệu do nhà thầu, các nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu trong thành phần hồ sơ mời thầu. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì có được kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 45 của
– Thời gian chuẩn bị thành phần hồ sơ quan tâm, chuẩn bị thành phần hồ sơ dự sơ tuyển tối thiểu được xác định là 09 ngày đối với hoạt động đấu thầu trong nước, được xác định là 18 ngày đối với hoạt động đấu thầu quốc tế được tính bắt đầu kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời quan tâm/hồ sơ mời sơ tuyển được phát hành kéo dài cho đến ngày đóng thời điểm đóng thầu;
– Thời gian chuẩn bị thành phần hồ sơ dự thầu đối với hoạt động đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế được xác định tối thiểu là 18 ngày đối với đấu thầu trong nước, và 35 ngày đối với đấu thầu quốc tế được tính bắt đầu kể từ ngày đầu tiên thành phần hồ sơ mời thầu được phát hành kéo dài cho đến thời điểm đóng thầu, đối với gói thầu xây lắp hỗn hợp có giá gói thầu không vượt quá 20.000.000.000 đồng/hoặc gói thầu mua sắm hàng hóa, dịch vụ phí tư vấn có giá gói thầu không vượt quá 10.000.000.000 đồng thì thời gian chuẩn bị thành phần hồ sơ dự thầu tối thiểu được xác định là 09 ngay đối với các nhà đầu tư trong nước và 18 ngày đối với các nhà đầu tư quốc tế;
– Thời gian chuẩn bị thành phần hồ sơ dự thầu đối với hoạt động chào hàng cạnh tranh tối thiểu được xác định là 05 ngày làm việc được tính bắt đầu kể từ ngày đầu tiên hồ sơ mời thầu được phát hành kéo dài cho đến thời điểm đóng thầu.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 16 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, có quy định về giá gói thầu và thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu. Theo đó, căn cứ vào quy mô, căn cứ vào tính chất, căn cứ vào tiến độ thực hiện của dự án đầu tư, tiến độ thực hiện của gói thầu, người có thẩm quyền quyết định thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu đối với mỗi gói thầu là số ngày tính bắt đầu kể từ ngày phát hành thành phần hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu kéo dài cho đến khi có kết quả lựa chọn nhà thầu, trong đó bao gồm cả thời gian thẩm định. Trường hợp gói thầu có áp dụng thủ tục lựa chọn danh sách ngắn thì thời gian tổ chức hoạt động lựa chọn nhà thầu sẽ được tính bắt đầu kể từ ngày phát hành hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm kéo dài cho đến khi có kết quả lựa chọn nhà thầu. Trong trường hợp cần thiết phải hoàn toàn có thể ghi rõ thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và thời gian thẩm định đối với dự án đầu tư.
Trước đây, căn cứ theo quy định tại Điều 12 của
Như vậy, thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu theo luật cũ được quy định là 60 ngày đối với đấu thầu quốc tế, trong trường hợp cần thiết thì hoàn toàn có thể kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, tuy nhiên không vượt quá 20 ngày, đồng thời trong thời gian kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu thì vẫn cần phải đảm bảo tiến độ thực hiện dự án.
Tuy nhiên, theo Luật đấu thầu năm 2023 mới hiện nay thì thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu không ấn định cụ thể. Trong trường hợp xét thấy cần thiết thì có thể đưa ra thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu. Như vậy, pháp luật cho phép kéo dài thời gian đánh giá hồ sơ dự thầu, thời gian kéo dài sẽ được áp dụng linh hoạt trong từng trường hợp khác nhau, không ấn định thời gian kéo dài cụ thể.
2. Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, có quy định về vấn đề kiểm tra và đánh giá hồ sơ dự thầu. Theo đó:
– Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu như sau:
+ Kiểm tra các thành phần/giấy tờ của hồ sơ dự thầu, trong đó bao gồm đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh,
+ Kiểm tra sự thống nhất về nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ cho quá trình đánh giá chi tiết thành phần hồ sơ dự thầu.
– Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu sẽ bao gồm các vấn đề như sau:
+ Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu sẽ được đánh giá là hợp lệ khi đáp ứng được đầy đủ điều kiện căn cứ tại Điều 24 của Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
+ Nhà thầu có thành phần hồ sơ dự thầu hợp lệ thì sẽ được xem xét và đánh giá về năng lực, đánh giá về kinh nghiệm.
Như vậy, việc kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu sẽ bao gồm các vấn đề như sau:
– Kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu, trong đó bao gồm: Đơn dự thầu, thỏa thuận liên danh, bảo đảm dự thầu, số lượng bản gốc, số lượng bản chụp hồ sơ dự thầu, giấy vì quyền của người đại diện theo pháp luật của các nhà thầu;
– Kiểm tra sự thống nhất về nội dung giữa bản chụp và bản gốc để phục vụ cho quá trình đánh giá chi tiết thành phần hồ sơ dự thầu.
3. Tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu có thuộc trách nhiệm của bên mời thầu không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 79 của Luật đấu thầu năm 2023 có quy định về trách nhiệm của bên mời thầu. Theo đó, đối với hoạt động lựa chọn nhà thầu thì trách nhiệm của bên mời thầu bao gồm:
– Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, tổ chức hoạt động lựa chọn nhà thầu, tổ chức đánh giá hồ sơ quan tâm, tổ chức đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu, đánh giá hồ sơ đề xuất;
– Quyết định thành lập tổ chuyên gia trong trường hợp bên mời thầu được xác định là đơn vị tư vấn được chủ đầu tư lựa chọn;
– Yêu cầu các nhà thầu trình bày rõ hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất trong quá trình thực hiện thủ tục đánh giá hồ sơ;
– Trình duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn nhà thầu và kết quả lựa chọn danh sách ngắn trong hoạt động đấu thầu;
– Tiến hành hoạt động thương thảo và hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu, thực hiện thủ tục quản lý thực hiện hợp đồng đấu thầu;
– Hoàn thiện thỏa thuận khùng với các nhà thầu, hoàn thiện nội dung quản lý thỏa thuận khung đối với hoạt động mua sắm tập trung áp dụng thỏa thuận khung;
– Bảo mật thông tin, bảo mật giấy tờ tài liệu liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu.
Như vậy, theo quy định hiện nay, một trong những thẩm quyền của bên mời thầu đó là tổ chức hoạt động đánh giá hồ sơ dự thầu. Vì vậy, việc tổ chức đánh giá hồ sơ dự thầu sẽ thuộc trách nhiệm của bên mời thầu.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đấu thầu năm 2023;
– Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.