Cá nhân tổ chức có nhu cầu thành lập doanh nghiệp thì yếu tố đầu tiên cần được xây dựng đó là nguồn vốn góp được hình thành. Vậy pháp luật hiện hành có cho phép việc góp vốn bằng sáng chế vào doanh nghiệp không?
Mục lục bài viết
1. Có được góp vốn bằng sáng chế vào doanh nghiệp không?
Theo quy định tại khoản 18 Điều 4 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022
– Đối với tài sản góp vốn sẽ chỉ được thực hiện nếu đã được quy đổi thành là Đồng Việt Nam, chính vì vậy ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam để thực hiện hoạt động góp vốn theo quy định;
– Quyền góp vốn là bằng sáng chế chỉ được thực hiện bởi cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều 4 mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật;
Có thể thấy quyền sở hữu trí tuệ cũng là một trong những loại tài sản có thể dùng để góp vốn vào các doanh nghiệp, tổ chức.
– Bạn đọc cần lưu ý là phải đảm bảo điều kiện để có thể góp vốn bằng sáng chế, cụ thể như sau:
Một là, Bằng sáng chế phải được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam. Đồng nghĩa với việc, sáng chế của cá nhân góp vốn phải hoàn tất thủ tục đăng ký bảo hộ và được cấp Bằng độc quyền sáng chế. Trên thực tế, nếu một sáng chế không được đăng ký bảo hộ vẫn có thể được các nhà đầu tư chào đón. Mặc dù vậy. chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác và bắt buộc phải thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản nên đối với sáng chế khong được cấp bằng bảo hộ thì sẽ không có bất kỳ cơ sở, căn cứ nào để tiến hành thực hiện thủ tục về
Hai là, Bằng sáng chế phải đang còn thời hiệu bảo hộ. Theo quy định, bằng sáng chế sẽ có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn, do đó, để có thể góp vốn kinh doanh thì patent phải còn thời hiệu bảo hộ.;
Ba là, Bằng sáng chế sẽ không đang bị tranh chấp. Hay nói cách khác, bằng sáng chế được góp vốn phải thuộc sở hữu của chủ thể tham gia góp vốn. Tron trường hợp là đồng sở hữu thì phải có sự đồng ý của các đồng sở hữu. Điều này là một trong điều kiện quan trọng bởi, bằng sáng chế đang trong tình trạng tranh chấp sẽ là rủi ro rất lớn đối với các nhà đầu tư, và dẫn đến trường hợp góp vốn này sẽ không được lựa chọn trong danh mục đầu tư;
Bốn là, Nhãn hiệu phải phải được định giá và được thể hiện thành đồng Việt Nam trước khi tiến hành góp vốn. Do đó, nhãn hiệu phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá định giá.
2. Cách thức để góp vốn bằng sáng chế vào doanh nghiệp:
Có thể thấy, quyền sở hữu trí tuệ là quyền không có giá trị hiện kim nhất định nên nếu không có hoạt động định giá thành tiền thì việc góp vốn này có thể gặp nhiều khó khăn, dễ dàng xảy ra tranh chấp với các bên. Chính vì vậy, khi góp vốn bằng quyền này, doanh nghiệp sẽ thực hiện quá trình định giá thành đồng Việt Nam. Cụ thể, theo quy định tại Điều 36 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp, cách thức định giá tài sản được xác định trong 2 trường hợp như sau:
+ Việc định giá quyền sử hữu trí tuệ thì phải dựa trên tinh thần đồng thuận hoặc được một tổ chức thẩm định giá định giá. Các cá nhân tham gia định giá Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải có mặt của các thành viên, cổ đông sáng lập. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận;
Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập có thể bàn bạc với nhau để liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; Đối với hành vi cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế mà xảy ra những rủi ro thì đồng thời liên đới chịu trách nhiệm;
+ Trường hợp tài sản góp vốn trong quá trình hoạt động do chủ sở hữu, Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần và người góp vốn thì các cá nhân này sẽ ưu tiên hình thức thỏa thuận định giá hoặc được tiến hành do một tổ chức thẩm định giá định giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được người góp vốn và chủ sở hữu, Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị chấp thuận;
Nếu xảy ra tình huống, tài sản góp vốn được định giá cao hơn giá trị thực tế của tài sản đó tại thời điểm góp vốn thì người góp vốn, chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh, thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá; các cá nhân này sẽ có trách nhiệm trong việc giải quyết liên đới thiệt hại do việc cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế;
Như vậy, quyền sở hữu trí tuệ vẫn được dùng làm tài sản góp vốn. Trước khi góp vốn bằng quyền này thì cá nhân cần đảm bảo cả về mặt hình thức, nội dung của hoạt động này thông qua tuân thủ trình tự thực hiện.
3. khi góp vốn kinh doanh bằng bằng sáng chế thì cần lưu ý gì?
– Thứ nhất, cá nhân tổ chức cần lưu ý đặc biệt về định giá sáng chế:
Khi tiến hành định giá quyền sở hữu trí tuệ thì quyết định giá trị tài sản góp vốn sẽ được hội đồng quản trị công ty cổ phần, Hội đồng thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn, tất cả các thành viên hợp danh công ty hợp danh bàn bạc trong cuộc họp. Việc định giá tài sản để tiếp nhận thành viên, thì có sự thay đổi, điều chỉnh Điều lệ nên quyết định này chỉ được thông qua khi đáp ứng được tỷ lệ số phiếu đồng ý theo quy định pháp luật . Luật cũng quy định công ty có thể thuê tổ chức định giá chuyên nghiệp để hỗ trợ cho quá trình định giá;
Về việc định giá tài sản vẫn có những rủi ro nhất định và Luật Doanh nghiệp cũng chưa xác định rõ tỷ lệ trách nhiệm bồi thường giữa bên góp vốn và người định giá trong vấn đề này nên cần xây dựng các nội dung thỏa thuận kỹ lưỡng, tỷ mỷ.
– Thứ hai, Có thể xuất hiện mâu thuẫn trong việc hạch toán sáng chế:
Doanh nghiệp khi nhận góp vốn thành lập doanh nghiệp bằng quyền sở hữu trí tuệ có trách nhiệm thực heienj việc hạch toán giá trị vốn góp bằng quyền sở hữu trí tuệ. Hoạt động này được tiến hành do bên góp vốn vào tài sản cố định và trích khấu hao vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp kể từ khi góp vốn. Theo nguyên tắc về việc hạch toán kế toán, chỉ có những quyền sở hữu trí tuệ có chi phí phát sinh thì mới được xem xét để hạch toán vào vốn góp thành lập doanh nghiệp.
– Thứ ba, liên quan đến vấn đề giao nhận bằng sáng chế khi góp vốn:
Bằng sáng chế được hiểu là tài sản của cá nhân, tổ chức phải tuân thủ hoạt động đăng ký quyền sở hữu, do vậy khi muốn góp vốn là bằng nhãn hiệu, sáng chế, thì cần phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu bằng sáng chế đó cho công ty tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhưng vấn đề đặt ra là thời điểm lập biên bản giao nhận nhãn hiệu nổi tiếng, tên thương mại, bí mật kinh doanh, bản thân chúng là tài sản vô hình, không có hình thái vật chất thì các bên giao nhận có thể không khả thi trên thực tế.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 Luật Doanh nghiệp.