Hành nghề thú ý là một trong những ngành nghề có điều kiện và cần sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền về lĩnh vực này. Vậy có được gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y không?
Mục lục bài viết
1. Có được gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y không?
Theo khoản 4 và khoản 5 Điều 109 Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-VPQH 2017 Luật Thú y quy định về thời hạn và thủ tục gia hạn đối với Chứng chỉ hành nghề thú y như sau:
– Cá nhân, tổ chức khi được cấp Chứng chỉ hành nghề thú y thì chứng chỉ này sử dụng có thời hạn và trong vòng 05 năm phải tiến hành gia hạn theo đúng trình tự;
– Hiện nay, hồ sơ, trình tự, thủ tục gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y được quy định như sau:
+ Cá nhân có nhu cầu gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hợp lệ tiến hnhf gửi hồ sơ cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y. Thời gian để thực hiện hoạt động này là trước khi hết hạn 30 ngày theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Nghị định này. Giaays tờ trong hồ sơ bao gồm 01 đơn đăng ký gia hạn, Chứng chỉ hành nghề thú y đã được cấp, Giấy chứng nhận sức khỏe của đối tượng có yêu cầu gia hạn.
+ Giai đoạn tiếp theo được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ quyết định việc gia hạn Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp không chấp thuận yêu cầu gia hạn thì cần có trách nhiệm trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do từ chối gia hạn.
– Liên quan đến nội dung về thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề thú y được ghi nhận rõ là:
+ Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh sẽ tiến hành tiếp nhận, xem xét hồ sơ, và thực hiện cấp Chứng chỉ hành nghề thú y quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 107 của Luật này nếu đủ điều kiện và hồ sơ hợp lệ;
+ Cục Thú y sẽ phụ trách cấp Chứng chỉ hành nghề thú y quy định tại khoản 4 Điều 107 của Luật này.
Như vậy, ta thấy chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn là 5 năm. Theo đó, sau khi hết thời hạn này, cá nhân, tổ chức có nhu cầu gia hạn thì thực hiện thủ tục gia hạn theo quy định nêu trên.
– Lưu ý những trường hợp không tiến hành gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y:
Căn cứ theo Điều 111 Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-VPQH 2017 Luật Thú y những trường hợp sau đây sẽ Không cấp Chứng chỉ hành nghề thú y:
+ Xét đến trường hợp đầu tiên là cá nhân không có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với hành nghề thú y thì không thể được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
+ Trong quá trình hoạt động có những sai phạm nên đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo bản án, quyết định của Tòa án;
+ Có thể kể đến trường hợp đang trong thời gian bị kỷ luật có liên quan đến chuyên môn thú y;
+ Hoặc cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Thậm chí nếu đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự của tòa án; hoặc đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc thì cũng không nhận được sự chấp thuận gia hạn chứng nhận hành nghề thú y;
+ Cá nhan hành nghề này nếu bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự cũng không đủ điều kiện cơ bản để hoạt động nghề.
Như vậy, việc gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y hoàn toàn được pháp luật việt nam cho phép và thời gian để gia hạn 1 lần đó là cách 5 năm lần được cấp chứng chỉ trước đó. Hoạt động chuẩn bị cho gia hạn sẽ được chuẩn bị trước 30 ngày trước khi hết hạn đã được ghi nhận trong chứng chỉ. Nếu cố tình không tiến hành gia hạn mà vẫn hoạt động hành nghề thú y sẽ bị xử lý theo đúng quy định.
2. Xử phạt hành vi không gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y được quy định ra sao?
Theo ghi nhận tại Điều 41 Nghị định 90/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 04/2020/NĐ-CP thò hành vi được xác định là vi phạm về thủ tục trong hành nghề thú y có thể bị phạt mức như sau:
– Mức phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng sẽ được áp dụng trên thực tế đối với hành vi tẩy xóa, sửa chữa nội dung ghi trong Chứng chỉ hành nghề thú y;
– Cá nhân cố tình thực hiện hành vi cho thuê, cho mượn, thuê, mượn Chứng chỉ hành nghề thú y sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng;
– Đặc biệt, sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi hành nghề tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật; tiến hành tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y không có Chứng chỉ hành nghề thú y hoặc Chứng chỉ hành nghề thú y hết hiệu lực;
– Mức cao nhất liên quan đến việc vi phạm về thủ tục hành nghề thú y với mức phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng khi phát hiện ra hành vi khai man, giả mạo hồ sơ để xin cấp Chứng chỉ hành nghề thú y.
– Hình thức xử phạt bổ sung cũng sẽ được áp dụng trong một số trường hợp nhất định, cụ thể là tịch thu các loại hồ sơ, giấy tờ, Chứng chỉ hành nghề thú y đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều này.
Với quy định trên, đối với hành vi hành nghề tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm bệnh động vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thú y không có Chứng chỉ hành nghề thú y hoặc Chứng chỉ hành nghề thú y hết hiệu lực thì sẽ bị áp mức phạt dao động trong khung phạt từ 6 triệu đến 7 triệu đồng, tùy thuộc vào thời gian, mức độ hành vi vi phạm.
3. Có phải tất cả Thanh tra đều có thẩm quyền xử phạt hành vi không gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y?
Căn cứ theo Điều 44 Nghị định 90/2017/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 04/2020/NĐ-CP thì thẩm quyền của thanh tra được quy định bởi các nội dung sau:
– Thanh tra viên nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đang thi hành công vụ có quyền: Aps dụng biện pháp phạt cảnh cáo; Việc phạt tiền sẽ áp dụng tối đa đến 500.000 đồng; Đồng thời, có thẩm quyền trong việc tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều này; Và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
– Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Cục Thú y, Tổng cục Thủy sản, Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành về thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có quyền:
+ Hoàn toàn có quyềb phạt cảnh cáo tùy thuộc vào mức độ hành vi vi phạm;
+ Phạt tiền tối đa lên đến 25.000.000 đồng;
+ Tiến hành tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Đồng thời, pháp luật cũng trao quyền cho những cá nhân này tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
+ Tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính có thể ap dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được trao quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 35.000.000 đồng; Đưa ra quyết định Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; Bên cạnh đó, việc xem xét ap dụng các biện pháp khắc phục hậu quả cũng được cân nhắc, thông thường sẽ áp dụng với các quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
– Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Cục trưởng Cục Thú y, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản có quyền: Phạt cảnh cáo; Phạt tiền đến 50.000.000 đồng; Tước quyền sử dụng giấy phép, Chứng chỉ hành nghề thú y có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật xử lý vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 3 của Nghị định này.
Với quy định đã được trình bày thì hành vi không gia hạn chứng chỉ hành nghề thú y sẽ không thuộc thẩm quyền giải quyết của tất cả thanh tra. Hiện nay, Ngoại trừ, Thanh tra viên nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thú y, thủy sản, quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản đang thi hành công vụ là không có thẩm quyền xử phạt hành vi không gia hạn giấy chứng nhận hành nghề thú y, còn lại đều có thẩm quyền xử phạt nếu có hành vi vi phạm diễn ra trên thực tế.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất số 15/VBHN-VPQH 2017 Luật Thú y
– Nghị định số 04/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật; Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.