Hợp đồng thử việc là một trong những văn bản đảm bảo cho người lao động được hưởng những quyền lợi nhất định khi chưa ký kết hợp đồng chính thức. Vậy có được lồng ghép, ghi nhận thỏa thuận thử việc vào trong hợp đồng lao động hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được ghi thỏa thuận thử việc vào hợp đồng lao động không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của
– Người sử dụng lao động và người lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau về nội dung thử việc, nội dung thử việc đó cần phải được ghi trong
– Nội dung chủ yếu của
– Không được áp dụng hình thức thử việc đối với người lao động tiến hành thủ tục giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động có thời gian dưới 01 tháng.
Theo đó, hợp đồng thử việc có thể được lập như sau:
– Soạn thảo thành hợp đồng thử việc riêng, tách biệt với hợp đồng lao động;
– Gộp chung trong nội dung của hợp đồng lao động.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về vấn đề kết thúc thời gian thử việc. Cụ thể như sau:
– Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động sẽ cần phải có nghĩa vụ thông báo về kết quả thử việc trong quá trình thử việc cho người lao động trên thực tế;
– Trong trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động cần phải tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động mà các bên đã giao kết ban đầu đối với trường hợp, hợp đồng lao động có ghi nhận thỏa thuận thử việc trong đó, hoặc người sử dụng lao động cần phải tiến hành hoạt động giao kết hợp đồng lao động với người lao động đối với trường hợp các bên không lồng ghép thoả thuận thử việc trong hợp đồng lao động mà giao kết hợp đồng thử việc riêng biệt;
– Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động cần phải chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết trong trường hợp hợp đồng lao động có lồng ghép điều khoản thử việc, hoặc chấm dứt hợp đồng thử việc trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng thử việc riêng biệt;
– Trong thời gian thử việc, người lao động và người sử dụng lao động có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc, hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần phải thực hiện nghĩa vụ báo trước, không phải có trách nhiệm bồi thường.
Như vậy có thể nói, theo các điều luật phân tích nêu trên, hoàn toàn có quyền được bên thỏa thuận thử việc lồng ghép vào trong hợp đồng lao động. Người lao động và người sử dụng lao động hoàn toàn có thể thỏa thuận với nhau về nội dung thử việc, ghi nhận nội dung thử việc đó trong hợp đồng lao động.
2. Có phải đóng bảo hiểm xã hội cho những người lao động đang trong quá trình thử việc không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về đối tượng áp dụng. Theo đó, người lao động được xác định là công dân Việt Nam thuộc một trong những trường hợp sau đây thì sẽ được xác định là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể như sau:
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ, hợp đồng lao động theo một công việc nhất định có thời gian từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, trong đó bao gồm cả loại hợp đồng được ký kết giữa người sử dụng lao động và người đại diện hợp pháp của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Công dân làm việc theo hợp đồng lao động có thời gian từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
– Các đối tượng được xác định là cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ công chức và viên chức;
– Các đối tượng được xác định là công nhân quốc phòng, công nhân công an, những người làm công tác trong các lĩnh vực cơ yếu, tổ chức cơ yếu;
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp làm việc và công tác trong quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sỹ quan hoặc hạ sĩ quan chuyên môn kĩ thuật công tác và làm việc trong công an nhân dân Việt Nam, những người làm công tác cơ yếu có hưởng lương giống như quân nhân;
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, hạ sĩ quan hoặc chiến sĩ công an nhân dân phục vụ trong quân đội và công an có thời hạn, học viên quân đội, học viên công an, lực lượng yếu đang được học tập và được hưởng các chi phí sinh hoạt;
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, phù hợp với quy định của pháp luật về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Những người được xác định là người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
– Người hoạt động không chuyên trách ở khu vực xã, phường, thị trấn.
Theo đó, có 2 điều kiện cần phải đáp ứng để người lao động được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, đó là:
– Người lao động làm việc tại công ty có ký kết hợp đồng lao động;
– Thời hạn hợp đồng lao động phải kéo dài từ 01 tháng trở lên.
Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng thử việc sẽ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 24
Như vậy, nếu người lao động ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, và trong hợp đồng đó có quy định về vấn đề thử việc, thì thời gian thử việc vẫn nằm trong thời hạn của hợp đồng lao động. Và nếu thời hạn hợp đồng lao động kéo dài trên 01 tháng thì người sử dụng lao động vẫn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
3. Thời gian thử việc của người lao động theo quy định của pháp luật:
Thời gian thử việc của người lao động có vai trò vô cùng quan trọng, là vấn đề người lao động quan tâm nhiều nhất với mong muốn nhanh chóng chấm dứt để tiến tới kí hợp đồng chính thức. Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về thời gian thử việc. Theo đó, thời gian thử việc của người lao động sẽ được thực hiện theo sự thỏa thuận với người sử dụng lao động, quá trình thỏa thuận về thời gian thử việc của người lao động sẽ căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc, tuy nhiên chỉ được thử việc một lần đối với 01 công việc, và đảm bảo đầy đủ các điều kiện thử việc như sau:
– Không vượt quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn vốn nhà nước đầu tư trong quá trình sản xuất và kinh doanh tại doanh nghiệp;
– Không được vượt quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện và trình độ chuyên môn và kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
– Không vượt quá 30 ngày đối với các công việc có chức danh nghề nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về trình độ chuyên môn kĩ thuật trung cấp, công nhân kĩ thuật hoặc nhân viên nghiệp vụ;
– Không vượt quá 06 ngày làm việc đối với các công việc khác.
Theo đó thì có thể nói, trong quá trình thực hiện hoạt động thử việc, cần phải tuân thủ đầy đủ thời gian thử việc nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019.