Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách an sinh xã hội vô cùng quan trọng của Nhà nước và Chính phủ nước Việt Nam, hướng tới mục tiêu đảm bảo thu nhập cho người tham gia khi họ bị mất thu nhập hoặc giảm thu nhập. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì có được đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện 01 lần để hưởng lương hưu hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được đóng BHXH tự nguyện 1 lần để hưởng lương hưu?
Trước hết, căn cứ tại Điều 3 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về bảo hiểm xã hội. Theo đó, bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi người lao động đó bị giảm thu nhập hoặc mất thu nhập do ốm đau, nghỉ thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, người lao động hết độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật về lao động, người lao động chết trên cơ sở mức đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm xã hội. Đồng thời, bảo hiểm xã hội bắt buộc được xem là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức, người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia. Hiện nay, có hai loại bảo hiểm xã hội hiện nay đó là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mỗi bảo hiểm xã hội sẽ có các chế độ bảo hiểm xã hội khác nhau.
Nhìn chung, bảo hiểm xã hội tự nguyện có chế độ ít hơn so với bảo hiểm xã hội bắt buộc. Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội. Trong đó, bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ như sau:
– Hưu trí
– Và tử tuất.
Căn cứ theo quy định tại Điều 73 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về điều kiện hưởng lương hưu. Theo đó:
– Người lao động hưởng lương hưu khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Đủ tuổi hưởng lương hưu căn cứ theo quy định tại Điều 169 của
+ Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội cho nên.
– Người lao động đã đáp ứng đầy đủ điều kiện về độ tuổi để hưởng lương hưu, tuy nhiên thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì hoàn toàn có quyền đóng tiếp cho đến khi đủ 20 năm để có thể hưởng lương hưu.
Và căn cứ theo quy định tại Điều 87 Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động. Theo đó, hiện nay có tất cả các phương thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà người tham gia có thể lựa chọn bao gồm:
– Đóng hàng tháng;
– Đóng 03 tháng một lần;
– Đóng 06 tháng một lần;
– Đóng 12 tháng một lần;
– Đóng 01 lần cho nhiều năm, tuy nhiên không được vượt quá 05 năm/lần;
– Đóng 01 lần cho nhiều năm còn thiếu đối với những người đã đủ tuổi hưởng lương hưu, tuy nhiên thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không vượt quá 10 năm.
Theo đó thì có thể nói, luật bảo hiểm xã hội hiện nay không giới hạn độ tuổi tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện, người tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng chế độ hưu trí (hay còn được gọi là lương hưu hàng tháng) khi đắp ứng đầy đủ độ tuổi nghỉ hưu và có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 20 năm trở lên. Như vậy, nếu người lao động đủ tuổi nghỉ hưu tuy nhiên chưa đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội thì sẽ được quyền đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần sao cho đủ 20 năm, và được hưởng lương hưu từ tháng liền kề tháng mà người lao động đã đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội đó.
Tóm lại, hoàn toàn ĐƯỢC quyền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần để có thể hưởng lương hưu, tuy nhiên thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu để đóng 01 lần không được phép vượt quá 10 năm.
2. Quy trình đăng ký đóng BHXH tự nguyện 1 lần để hưởng lương hưu như thế nào?
Quy trình đăng ký bảo hiểm xã hội tự nguyện thông thường sẽ được thực hiện qua các bước như sau:
Bước 1: Cá nhân có nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ để nộp tới cơ quan có thẩm quyền. Người đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ và tài liệu sau:
– Tờ khai tham gia và điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc các đại lý thu cung cấp;
– Giấy tờ tùy thân của người mua bảo hiểm xã hội tự nguyện như: căn cước công dân/chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu còn thời hạn;
– Đối với đại lý Thu thì cần phải chuẩn bị thêm danh sách người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
– Người tham gia mua bảo hiểm xã hội tự nguyện cần phải xuất trình các loại giấy tờ gốc để cán bộ đối chiếu thông tin.
Bước 2: Lập hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký mua bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người mua bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể lựa chọn lập và nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc có thể đóng trực tiếp cho đại lý thu (có thể nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường). Trong trường hợp người tham gia mua bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội thì cần phải tiến hành hoạt động kê khai tờ khai tham gia và điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội theo mẫu do pháp luật quy định, sau đó tiếp tục nộp tại Bộ phận một cửa của cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc nộp tại Trung tâm phục vụ hành chính công các cấp. Người tham gia có thể nộp trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính công ích sao cho thuận lợi nhất. Bên cạnh đó, trong trường hợp người tham gia mua bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng trực tiếp cho các đại lý thu tại Ủy ban nhân dân cấp xã, thì cần phải tiến hành thủ tục kê khai tờ khai tham gia điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội nộp cho đại lý thu, sau đó đại lý thu sẽ lập danh sách người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và nộp lại cho Cơ quan bảo hiểm xã hội.
Bước 3: Nộp phí mua bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người tham gia mua bảo hiểm xã hội tự nguyện có thể lựa chọn một trong các cách thức đóng tiền như sau: Có thể nộp tiền mặt cho cơ quan bảo hiểm xã hội trong trường hợp người tham gia mua bảo hiểm xã hội tự nguyện đóng trực tiếp cho cơ quan bảo hiểm xã hội, hoặc có thể nộp tiền mặt cho đại lý thu trong trường hợp người mua bảo hiểm xã hội tự nguyện tham gia đóng trực tiếp cho đại lý thu, hoặc có thể nộp tiền thông qua tài khoản ngân hàng hoặc nộp tiền thông qua hệ thống tiện ích thông minh có chức năng tiếp nhận khoản tiền mua bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Bước 4: Cơ quan bảo hiểm xã hội tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Thời gian giải quyết sẽ không được phép vượt quá 05 ngày được tính kể từ ngày cơ quan bảo hiểm xã hội nhận đầy đủ hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ còn thiếu thì sẽ yêu cầu sửa đổi bổ sung sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Kết quả giải quyết trong trường hợp này được xác định là sổ bảo hiểm xã hội tự nguyện. Tuy nhiên cần phải lưu ý, sau khi nhận sổ bảo hiểm xã hội thì cần phải giữ và bảo quản sổ bảo hiểm xã hội cẩn thận. Sổ bảo hiểm xã hội được xem là căn cứ ghi lại thông tin quá trình đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện của người lao động, đây là thành phần hồ sơ quan trọng để người lao động hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
3. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về nguyên tắc bảo hiểm xã hội. Theo đó:
– Mức hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được tính dựa trên cơ sở mức đóng bảo hiểm xã hội, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có sự chia sẻ giữa những người tham gia chế độ bảo hiểm xã hội với nhau;
– Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được tính dựa trên cơ sở mức thu nhập hàng tháng do người lao động lựa chọn;
– Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được hưởng chế độ hưu trí vào chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã tham gia chế độ bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính để hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì sẽ không được sử dụng để tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội còn lại;
– Quỹ bảo hiểm xã hội cần phải được quản lý theo nguyên tắc tập trung thống nhất, công khai minh bạch, được sử dụng đúng mục đích, thực hiện chế độ hạch toán độc lập theo các thành phần nhất định, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định;
– Việc thực hiện bảo hiểm xã hội cần phải đảm bảo tính đơn giản, thuận lợi, đảm bảo tính kịp thời, dễ dàng, linh hoạt, đáp ứng đầy đủ điều kiện quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội.
Vì vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động tự lựa chọn.
Căn cứ theo quy định tại Điều 87 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Theo đó, người lao động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng còn phải đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và quỹ tử tuất, mức thu nhập hàng tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất phải bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất sẽ bằng 20 lần mức lương cơ sở. Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội và khả năng nguồn thu ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ kinh tế nhất định để quy định mức hỗ trợ phải đối tượng hỗ trợ, thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ đối với tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Vì vậy hiện nay, người lao động hàng tháng còn phải đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và quỹ tử tuất, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất phải bằng mức chuẩn hộ nghèo ở khu vực nông thôn, và cao nhất sẽ bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu;
–
THAM KHẢO THÊM: