Đất cơ sở tôn giáo được xem là loại đất được dùng vào mục đích tương đối đặc biệt, do đó đây là loại đất bị pháp luật hạn chế một số quyền liên quan. Vậy có được chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo sang đất ở hay không?
Mục lục bài viết
1. Mục đích sử dụng của đất cơ sở tôn giáo:
Pháp luật hiện nay đã có quy định cụ thể về đất cơ sở tôn giáo. Có thể hiểu, tôn giáo là niềm tin của con người về sự tồn tại với hệ thống quan niệm và hệ thống hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, nghi lễ và tổ chức. Theo pháp luật hiện nay, có nhiều khái niệm khác nhau về cơ sở tôn giáo.
– Đất ở, trong đó bao gồm đất ở tại nông thôn và đất ở tại thị;
– Đất xây dựng trụ sở của cơ quan và tổ chức;
– Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng và an ninh;
– Đất sản xuất và kinh doanh phi nông nghiệp;
– Đất xây dựng các công trình sự nghiệp;
– Đất cơ sở tôn giáo và tín ngưỡng;
– Đất làm nghĩa trang vào nghĩa địa, đất xây dựng nhà tang lễ và nhà hoả táng;
– Đất sông ngòi và kênh rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
– Nhóm đất phi nông nghiệp khác.
Như vậy có thể nói, đất cơ sở tôn giáo thuộc nhóm đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 159 của Luật đất đai năm 2013 có quy định về mục đích sử dụng đất cơ sở tôn giáo, cụ thể như sau:
– Đất cơ sở tôn giáo bao gồm đất thuộc chùa và nhà thờ, phục vụ cho quá trình xây dựng nhà nguyện và thánh thất, các loại đất xây dựng niệm phật đường và tu viện, xây dựng trường đào tạo riêng của các cơ sở tôn giáo và trụ sở của tổ chức tôn giáo, xây dựng các cơ sở khác của tôn giáo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ vào tình hình thực tế và căn cứ vào chính sách tôn giáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để ra quyết định về diện tích đất giao cho các cơ sở tôn giáo.
Như vậy có thể nói, theo các quy định nêu trên thì đất cơ sở tôn giáo là nhóm đất phi nông nghiệp. Đất cơ sở tôn giáo bao gồm: Chùa, nhà thờ, nhà nguyện, niệm phật đường, tu viện, thánh thất, thánh đường, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.
Từ đó có thể thấy đất tôn giáo được sủ dụng vào các mục đích như:
– Xây dựng chùa, nhà thờ, nhà nguyện, niệm phật đường, tu viện, thánh thất, thánh đường;
– Xây dựng trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo…
Theo Luật Đất đai hiện hành, cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giao đất, thu hồi đất, cấp sổ đỏ đối với cơ sở tôn giáo.
2. Có được chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo sang đất ở?
Căn cứ theo quy định tại Điều 159 của Luật đất đai năm 2013 có quy định về vấn đề mục đích sử dụng của đất cơ sở tôn giáo, cụ thể như sau:
– Đất cơ sở tôn giáo bao gồm đất thuộc chùa và nhà thờ, phục vụ cho quá trình xây dựng nhà nguyện và thánh thất, các loại đất xây dựng niệm phật đường và tu viện, xây dựng trường đào tạo riêng của các cơ sở tôn giáo và trụ sở của tổ chức tôn giáo, xây dựng các cơ sở khác của tôn giáo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoạt động;
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ căn cứ vào tình hình thực tế và căn cứ vào chính sách tôn giáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để ra quyết định về diện tích đất giao cho các cơ sở tôn giáo.
Ngoài ra theo như phân tích ở trên, căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Luật đất đai năm 2013 thì đất cơ sở tôn giáo thuộc nhóm đất phi nông nghiệp theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, về vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất thì căn cứ theo quy định tại Điều 57 của Luật đất đai năm 2013, có ghi nhận về các trường hợp được phép chuyển mục đích sử dụng đất tuy nhiên quá trình chuyển mục đích sử dụng đất phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm các trường hợp sau:
– Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng hoặc đất nuôi trồng thủy hải sản, đất làm muối;
– Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây hằng năm khác sang đất nuôi trồng thủy hải sản nước mặn, đất làm muối hoặc đất nuôi trồng thủy hải sản dưới hình thức nước ngọt thông qua ao, hồ, đầm;
– Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng đặc dụng hoặc đất rừng phòng hộ hoặc đất dừng sản xuất sang đất sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
– Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất dưới hình thức không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất dưới hình thức có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất trả tiền hàng năm, thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê;
– Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
– Chuyển mục đích sử dụng đất từ đất xây dựng các công trình sự nghiệp hoặc đất được sử dụng vào mục đích công cộng, có mục đích kinh doanh thương mại hoặc đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ sang đất thương mại dịch vụ theo quy định của pháp luật, chuyển mục đích sử dụng đất từ đất thương mại dịch vụ hoặc đất xây dựng các công trình sự nghiệp sang loại đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Như vậy theo phân tích ở trên, pháp luật cho phép chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo thuộc nhóm đất phi nông nghiệp sang đất ở. Tuy nhiên, quá trình chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo sang đất ở phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định nêu trên thì các đối tượng được xác định là người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, chế độ sử dụng đất cùng với quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất sẽ phải được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất tôn giáo sang đất ở:
Theo hướng dẫn tại Quyết định 2555/QĐ-BTNMT năm 2017 về công bố thủ tục hành chính mới; được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, hồ sơ, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Người có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng từ đất tôn giáo sang đất ở chuẩn bị bộ hồ sơ để nộp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhìn chung thì thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính chuyển mục đích sử dụng đất sẽ bao gồm: Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo mẫu do pháp luật quy định, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho đất cơ sở tôn giáo bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì các chủ thể cần phải nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền. Có thể nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa của Sở tài nguyên và môi trường, hoặc nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu chính.
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Nếu xét thấy hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì trong khoảng thời gian ba ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ và thông báo cho người nộp hồ sơ bổ sung hồ sơ sao cho phù hợp với quy định.
Bước 3: Xử lý và giải quyết yêu cầu. Sở tài nguyên và môi trường sẽ tiến hành một số hoạt động sau đây:
– Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích.
– Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
– Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển mục đích.
– Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
– Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Bước 4: Trả kết quả. Nhìn chung thì thời gian thực hiện thủ tục hành chính này sẽ không quá 15 ngày được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, thời gian này sẽ không bao gồm các ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật, không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã phường và thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. Đối với các nơi vùng núi hải đảo hoặc vùng sâu vùng xa hoặc không có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì thời hạn có thể được tăng thêm 10 ngày.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Quyết định 2555/QĐ-BTNMT năm 2017 về công bố thủ tục hành chính mới; được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực đất đai thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường.