Đối với các hóa đơn giá trị gia tăng, thì có thể thanh toán bằng hai hình thức là tiền mặt hoặc chuyển khoản. Vậy, có được chia nhỏ hóa đơn để thanh toán tiền mặt hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được chia nhỏ hóa đơn để thanh toán tiền mặt không?
Hóa đơn chứng từ là một trong những vấn đề đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để tránh tình trạng thất thu thuế cho nguồn ngân sách nhà nước. Nhiều người hiện nay đặt ra câu hỏi: Có được chia nhỏ hóa đơn để thanh toán tiền mặt hay không? Đây được coi là một câu hỏi phức tạp và cần phải xem xét dựa trên nhiều phương diện khác nhau về thuế và hóa đơn. Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 5 của
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành
Thứ nhất, trong trường hợp bên bán xuất nhiều quá đơn giá trị gia tăng dưới 20.000.000 đồng cho bên mua trong khoảng thời gian cùng một ngày, thì quá trình thanh toán sẽ được xử lý như sau:
– Tổng các hóa đơn giá trị gia tăng xuất trong cùng một ngày được xác định là dưới 20.000.000 đồng, thì có thể lựa chọn hình thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản;
– Nếu như tổng hóa đơn giá trị gia tăng trong ngày được xác định từ 20.000.000 đồng trở lên, thì sẽ phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì bên mua mới được khấu trừ thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật và được coi là chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Tức là có thể nói, dù xuất nhiều hóa đơn dưới 20.000.000 đồng nhưng tổng các hóa đơn được xác định là trên 20.000.000 đồng trong cùng một ngày thì vẫn được coi là hóa đơn trên 20.000.000 đồng và vẫn phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Thứ hai, trong trường hợp ký hợp đồng với tổng giá trị trên 20.000.000 đồng theo quy định của pháp luật như tiến hành hoạt động xuất thành nhiều hóa đơn khác nhau, mỗi hóa đơn có giá trị dưới 20.000.000 đồng trong ngày, thì tất cả các hóa đơn đó đều phải thanh toán không được dùng tiền mặt, tức là phải thanh toán bằng hình thức chuyển khoản.
Ví dụ: Ngày 21 tháng 11 năm 2023, công ty Vạn Phát mua hàng của công ty Minh Anh, các giao dịch mua trong ngày 21 tháng 11 năm 2023. Vào hồi 9h30 sáng ngày 21, công ty Vạn Phát có mua 1 lô hàng, trị giá lô hàng 10 triệu đồng, giá chưa bao gồm thuế, công ty Minh Anh tiến hành hoạt động xuất hóa đơn số 00000XX1. Vào 15h chiều cùng ngày, công ty Vạn Phát mua thêm 1 lô hàng của công ty Minh Anh, trị giá lô hàng là 15 triệu đồng, chưa bao gồm thuế, công ty Minh Anh tiến hành hoạt động xuất hoá đơn số 00000XX6. Khi công ty Vạn Phát thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho công ty Minh Anh xảy ra các trường hợp sau:
Thứ nhất: Công ty Vạn Phát thanh toán chuyển khoản tổng giá trị 2 đơn hàng là 27.500.000 triệu cho 2 hóa đơn số 00000XX1 và 00000XX6, công ty Vạn Phát sẽ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng và chi phí mua hàng của 2 hóa đơn trên được tính vào chi phí hợp lý.
Thứ hai: Công ty Vạn Phát thanh toán bằng tiền mặt tổng giá trị 2 đơn hàng là 27.500.000 triệu cho 2 hóa đơn số 00000XX1 cho công ty Minh Anh và 00000XX6. Tuy nhiên, công ty Vạn Phát sẽ không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng và chi phí mua hàng của hai hóa đơn không được coi là chi phí hợp lý.
Thứ ba: Công ty Vạn Phát thanh toán hóa đơn 00000XX1 bằng tiền mặt trên thực tế cho công ty Minh Anh, hóa đơn 00000XX6 hình thức chuyển khoản qua ngân hàng cho công ty bán. Do tổng giá trị các hóa đơn mà công ty Vạn Phát mua trong ngày của công ty Minh Anh đã lớn hơn 20tr, nên công ty Vạn Phát chỉ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng và chi phí mua hàng được coi là chi phí hợp lý với hóa đơn 00000XX6 đc thanh toán bằng chuyển khoản; còn hóa đơn 00000xx1 thì không được khấu trừ thuế và chi phí không được coi là chi phí hợp lý.
2. Những trường hợp hoá đơn trên 20 triệu được thanh toán tiền mặt:
Theo như phân tích ở trên thì có thể nói, các khoản chi từ 20.000.000 đồng trở lên theo quy định của pháp luật thì phải có các hóa đơn chứng từ thanh toán không được dùng tiền mặt thì mới được phép tính vào chi phí được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thực tế cũng có những trường hợp ngoại lệ, các khoản chi của doanh nghiệp có hóa đơn mua hàng hóa và mua dịch vụ mỗi lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên căn cứ theo quy định tại Điều 9 của
– Các khoản chi thực hiện nhiệm vụ cho mục đích giáo dục quốc phòng và an ninh theo quy định của pháp luật, phục vụ cho quá trình huấn luyện và hoạt động của các lực lượng dân quân tự vệ, phục vụ cho các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh khác theo quy định của pháp luật, các khoản chi hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức đảng và các tổ chức chính trị xã hội hoạt động trong doanh nghiệp;
– Các khoản chi cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại nơi làm việc của các doanh nghiệp và tổ chức, bao gồm các hoạt động sau:
+ Chi phí đào tạo cán bộ phòng, chống HIV/AIDS của doanh nghiệp;
+ Chi phí tổ chức truyền thông phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động của doanh nghiệp;
+ Phí thực hiện tư vấn khám và xét nghiệm HIV;
+ Chi phí hỗ trợ người nhiễm HIV là người lao động của doanh nghiệp.
– Khoản chi có tính chất phúc lợi, nhằm mục chi trực tiếp cho người lao động mà doanh nghiệp có hóa đơn và chứng từ như:
+ Chi đám hiếu, và chi cho đám hỷ của bản thân và gia đình người lao động;
+ Chi nghỉ mát, khoản chi cho mục đích hỗ trợ điều trị;
+ Chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo;
+ Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, người lao động bị ảnh hưởng bởi địch họa, bởi tai nạn hoặc ốm đau;
+ Chi khen thưởng con cái của người lao động có thành tích tốt trong học tập;
+ Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, ngày tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ Tài chính.
– Mua hàng hóa và dịch vụ trong các trường hợp được lập bảng kê theo quy định của pháp luật:
+ Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;
+ Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay,làm bằng cói, làm bằng tre, làm bằng nứa, làm bằng lá, làm bằng song, làm bằng mây, làm bằng rơm, làm bằng vỏ dừa, làm bằng sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;
+ Mua đất, mua đá, mua cát, mua sỏi của hộ gia đình hoặc cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
+ Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
+ Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
+ Mua hàng hóa và có hành vi mua dịch vụ của cá nhân hoặc của các hộ kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
3. Chứng từ cần phải có nếu thanh toán hóa đơn dưới 20 triệu bằng tiền mặt:
Nếu như thanh toán hóa đơn dưới 20.000.000 đồng bằng tiền mặt thì cần phải có các loại chứng từ sau đây:
– Hợp đồng;
– Hóa đơn giá trị gia tăng;
– Phiếu thu;
– Biên lai thu tiền;
– Báo cáo bán hàng, bảng kê bán hàng hóa, dịch vụ;
– Chứng từ vận chuyển;
– Thanh lý hợp đồng;
– Biên bản nghiệm thu;
– Các chứng từ khác (nếu có).
Lưu ý rằng: Rất nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn còn thắc mắc hóa đơn dưới 20 triệu có cần hợp đồng không, câu trả lời là có, bởi vì theo quy định của pháp luật có thể nói, đây là chứng từ quan trọng nên trên thực tế, để đảm bảo quy định pháp luật thì hóa đơn dưới 20 triệu cần có hợp đồng mua bán giữa hai bên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 218/2013/NĐ-CP Quy định chit tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Nghị định số 57/2021/NĐ-CP của Chính phủ bổ sung điểm g khoản 2 Điều 20 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại
– Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Thông tư 25/2018/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 146/2017/NĐ-CP, sửa đổi Thông tư 78/2014/TT-BTC.