Một trong những trách nhiệm của người sử dụng lao động đó chính là bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động bị nhiễm HIV. Vậy có được chấm dứt hợp đồng lao động với người bị HIV không?
Mục lục bài viết
1. Có được chấm dứt hợp đồng lao động với người bị HIV không?
Căn cứ Điều 14 Văn bản hợp nhất 33/VBHN-VPQH năm 2020 do Văn phòng Quốc hội ban hành hợp nhất Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) quy định về phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc, Điều này quy định về phòng, chống HIV/AIDS tại nơi làm việc như sau:
– Người sử dụng lao động có những trách nhiệm sau đây:
+ Tổ chức việc tuyên truyền, giáo dục các biện pháp phòng, chống HIV/AIDS, chống kỳ thị, phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV trong cơ quan, tổ chức, đơn vị vũ trang nhân dân;
+ Bố trí công việc phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động bị nhiễm HIV;
+ Tạo điều kiện cho những người lao động tham gia các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS;
+ Các trách nhiệm khác về phòng, chống HIV/AIDS theo đúng quy định của pháp luật.
– Người sử dụng lao động không được có những hành vi sau đây:
+ Chấm dứt
+ Ép buộc những người lao động còn đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;
+ Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm những quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
+ Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với những người dự tuyển lao động, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động bị nhiễm HIV, trừ trường hợp ngành nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng.
Theo quy định trên thì người sử dụng lao động không được chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị nhiễm HIV vì lý do người lao động nhiễm HIV. Tuy nhiên, người sử dụng lao động vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị nhiễm HIV theo các quy định của
2. Những trường hợp người sử dụng lao động được chấm dứt hợp đồng lao động với người bị HIV:
Như đã phân tích ở mục trên, tuy người sử dụng lao động không được chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động bị nhiễm HIV vì lý do người lao động nhiễm HIV nhưng người sử dụng lao động vẫn được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị nhiễm HIV theo các quy định của
Trường hợp 1: Người lao động nhiễm HIV thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá về mức độ hoàn thành công việc trong những quy chế của người sử dụng lao động. Về quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc thì sẽ do người sử dụng lao động ban hành nhưng sẽ phải tham khảo về ý kiến tổ chức đại diện người lao động ở tại cơ sở đối với nơi mà đã có tổ chức về đại diện người lao động tại cơ sở;
Trường hợp 2: Người lao động nhiễm HIV bị ốm đau, tai nạn mà đã thực hiện việc điều trị 12 tháng liên tục đối với người lao động nhiễm HIV làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc người lao động nhiễm HIV đã điều trị ốm đau, tai nạn 06 tháng liên tục đối với người lao động nhiễm HIV làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc người lao động nhiễm HIV đã điều trị ốm đau, tai nạn quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người lao động nhiễm HIV làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng nhưng mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khỏe của người lao động nhiễm HIV bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Trường hợp 3: Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc là do doanh nghiệp (người sử dụng lao động) di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động (doanh nghiệp) cũng đã thực hiện tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
Trường hợp 4: Người lao động nhiễm HIV không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Trường hợp 5: Người lao động nhiễm HIV đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật
Trường hợp 6: Người lao động nhiễm HIV tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên;
Trường hợp 7: Người lao động nhiễm HIV cung cấp không trung thực thông tin theo quy định của pháp luật khi mà thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động.
Lưu ý rằng, khi thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nói chung, bao gồm cả người lao động bị bị nhiễm HIV thì người sử dụng lao động phải thực hiện báo trước cho người lao động khoảng thời gian như sau (trong những trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nói chung, bao gồm cả người lao động bị bị nhiễm HIV khi người lao động nhiễm HIV không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và người lao động nhiễm HIV tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên thì người sử dụng lao động (doanh nghiệp) không phải thực hiện về thời gian báo trước này:
– Ít nhất 45 ngày đối với người lao động nhiễm HIV thực hiện hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Ít nhất 30 ngày đối với người lao động nhiễm HIV thực hiện hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng
– Ít nhất 03 ngày làm việc đối với người lao động nhiễm HIV thực hiện hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.
3. Xử phạt hành chính người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động không đúng pháp luật với người lao động bị nhiễm HIV:
Điều 23 Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYT 2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định về xử phạt vi phạm quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV, Điều này quy định xử phạt vi phạm quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV như sau:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc yêu cầu xuất trình về kết quả xét nghiệm HIV đối với học sinh, sinh viên, học viên hoặc người đến xin học;
+ Cản trở học sinh, sinh viên, học viên tham gia hoạt động, dịch vụ của cơ sở giáo dục vì lý do bị nhiễm HIV hoặc thành viên trong gia đình có người nhiễm HIV;
+ Cản trở tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội vì lý do bị nhiễm HIV;
+ Từ chối mai táng, hỏa táng người chết vì lý do có liên quan đến HIV/AIDS.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với những người lao động dự tuyển, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động bị nhiễm HIV, trừ trường hợp một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo quy định của Chính phủ;
+ Từ chối tiếp nhận các học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
+ Từ chối tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội vì lý do bị nhiễm HIV;
+ Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được giám hộ bị nhiễm HIV;
+ Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia những hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV;
+ Phân biệt đối xử trong chăm sóc, điều trị người bị nhiễm HIV;
+ Bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe và với trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
+ Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc gây khó khăn trong quá trình làm việc của những người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
+ Ép buộc người lao động còn có đủ sức khỏe chuyển công việc mà họ đang đảm nhiệm vì lý do người lao động nhiễm HIV;
+ Từ chối nâng lương, đề bạt hoặc không bảo đảm những quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động vì lý do người lao động nhiễm HIV;
+ Kỷ luật, đuổi học học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó bị nhiễm HIV;
+ Sử dụng hình ảnh, thông điệp truyền thông có tính chất kỳ thị, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV, thành viên gia đình người nhiễm HIV.
Theo quy định trên thì nếu như người sử dụng lao động có hành vi chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động với lý do người lao động bị nhiễm HIV thì người sử dụng lao động sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 33/VBHN-VPQH năm 2020 do Văn phòng Quốc hội ban hành hợp nhất Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS).
– Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BYT 2022 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
– Bộ luật Lao động 2019.