Để xóa bỏ lao động bị cưỡng bức và thực hiện theo đúng tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật hiện nay nghiêm cấm hành vi người sử dụng lao động buộc người lao động thực hiện hợp đồng để trả nợ cho mình.
Mục lục bài viết
1. Có được buộc người lao động thực hiện hợp đồng để trả nợ không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 13 của
–
– Trong trường hợp bên lao động và bên sử dụng lao động thỏa thuận với nhau bằng tên gọi khác tuy nhiên có nội dung thể hiện rõ ràng về các công việc có trả công, thỏa thuận về tiền lương, đặt dưới sự quản lý giám sát điều hành của một bên còn lại thì cũng sẽ được coi là hợp đồng lao động;
– Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động sẽ cần phải thực hiện hoạt động giao kết hợp đồng lao động với người lao động đó.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về hành vi mà người sử dụng lao động sẽ không được làm trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng lao động. Theo đó, người sử dụng lao động sẽ không được thực hiện các hành vi sau đây trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng lao động đối với người lao động:
– Giữ bản chính đối với các loại giấy tờ tùy thân, bản chính của các loại văn bằng, và chứng chỉ của người lao động;
– Yêu cầu người lao động phải thực hiện các biện pháp khác nhau để bảo đảm bằng tiền hoặc bảo đảm bằng tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động giữa các bên;
– Buộc người lao động phải thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ trái quy định của pháp luật cho người sử dụng lao động.
Như vậy có thể nói, theo các điều đã phân tích nêu trên, hợp đồng lao động là sự thoả thuận phù hợp với ý chí giữa người lao động và người sử dụng lao động với nhau. Người sử dụng lao động sẽ không được bắt buộc người lao động phải thực hiện hợp đồng lao động với mục đích trả nợ cho người sử dụng lao động.
Đây được xem là quy định mới của Bộ luật lao động năm 2019, theo đó thì pháp luật về lao động nước ta hiện nay nghiêm cấm người sử dụng lao động có hành vi buộc người lao động phải thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động mà trái với ý muốn của họ. Đây là một trong những quy định phù hợp và không đáp ứng điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung, hợp đồng nói riêng tại Điều 117 của Bộ luật dân sự năm 2015.
2. Xử phạt hành vi buộc người lao động thực hiện hợp đồng để trả nợ:
Theo như phân tích nêu trên, người sử dụng lao động sẽ không được phép có hành vi bắt buộc người lao động phải thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho mình. Người sử dụng lao động có hành vi bắt buộc người lao động thực hiện hợp đồng để trả nợ sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, sẽ phải chịu xử lý theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định về mức xử phạt đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động. Cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi tạm thời luân chuyển người lao động làm công việc khác với công việc được quy định trong hợp đồng lao động tuy nhiên không thông báo trước cho người lao động trong khoảng thời hạn 03 ngày làm việc, hoặc không thông báo cho người lao động, hoặc thông báo tuy nhiên không rõ thời hạn phải làm tạm thời công việc đó hoặc bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe/giới tính của người lao động;
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi bố trí người lao động làm việc tại các địa điểm khác với địa điểm mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
+ Không nhận lại người lao động trở lại làm việc sau khi đã hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nếu như hợp đồng lao động vẫn còn thời hạn, trừ trường hợp người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận khác hoặc pháp luật liên quan có quy định khác;
+ Điều chuyển người lao động làm tại công việc khác so với công việc đã được quy định trong hợp đồng lao động không đúng lý do, thời hạn hoặc không có văn bản đồng ý của người lao động theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi quấy rối tình dục trái phép dưới bất kỳ hình thức nào tại nơi làm việc tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi cưỡng bức người lao động và có hành vi ngược đãi người lao động nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Có hành vi bắt buộc người lao động phải thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
Như vậy có thể nói, người sử dụng lao động có hành vi buộc người lao động phải thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ thay cho mình sẽ bị phạt tiền với mức tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên. Tuy nhiên, đây là mức phạt được áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Đồng nghĩa với việc, trong trường hợp tổ chức vi phạm cùng hành vi vi phạm hành chính thì sẽ bị xử phạt gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, tức là sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.
3. Quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động
Về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động hiện nay đang được quy định tại Điều 18 của Luật lao động năm 2019. Cụ thể như sau:
– Người lao động sẽ trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp pháp luật liên quan có quy định khác;
– Đối với các công việc làm việc theo mùa vụ, đối với các công việc có thời hạn làm việc nhất định dưới 12 tháng, thì nhóm người lao động với độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên hoàn toàn có thể thực hiện hoạt động ủy quyền cho một người lao động trong nhóm đó để tiến hành thủ tục giao kết hợp đồng lao động với người sử dụng lao động, trong trường hợp này thì hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và sẽ có hiệu lực giống như giao kết đối với từng người hợp đồng lao động trong nhóm đó. Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết thì sẽ phải kèm theo danh sách ghi rõ đầy đủ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa điểm cư trú và chữ ký của từng người lao động cụ thể;
– Người giao kết hợp đồng lao động phía bên người sử dụng lao động phải là người thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
+ Người đứng đầu cơ quan, người đứng đầu tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật về dân sự hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
+ Người đại diện của hộ gia đình, đại diện tổ hợp tác, đại diện của các tổ chức không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
+ Cá nhân trực tiếp sử dụng người lao động trên thực tế.
– Người giao kết hợp đồng lao động phía bên người lao động phải là người thuộc một trong những trường hợp sau:
+ Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Người lao động với độ tuổi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của những người lao động đó;
+ Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người chưa đủ 15 tuổi;
+ Người lao động được những người lao động khác trong nhóm ủy quyền hợp pháp tiến hành hoạt động giao kết hợp đồng lao động.
– Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác để thực hiện thủ tục giao kết hợp đồng lao động.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.